Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ngày này năm xưa, ngày 3 tháng 6:
Thứ bảy: 08:26 ngày 03/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trần Hoảng là Vua thứ hai đời nhà Trần, miếu hiệu Thánh Tông, sinh ngày 13-10-1240 tại làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Nam Định.

Ông ở ngôi 21 nǎm, sau khi truyền ngôi cho con là Nhân Tông, ông làm Thái thượng hoàng. Khi quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai và thứ ba, ông đã cùng vua con lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau đó, ông về Bắc cung tu Phật, chuyên tâm soạn kinh sách Phật. Ông còn để lại các tác phẩm: Di hậu lục, Cờ cửu lục, Thiền tông liễu ngộ ca, và 6 bài thơ ghi chép ở Đại Việt sử ký toàn thư và Việt âm thi tập. Trần Hoảng mất ngày 3-6-1290, thọ 50 tuổi.

* Ngày 3-6-1941, Tạp chí "Tri Tân" ra số đầu tiên tại Hà Nội. Đây là tuần báo chuyên khảo cứu về vǎn hoá và lịch sử dân tộc của nhiều học giả có tên tuổi đương thời. Tờ báo tồn tại cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nǎm 1945.

* Ngày 3 đến 6-6-1975, Quốc hội khoá V nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà họp kỳ họp đầu tiên. Quốc hội đã nhất trí bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, đồng chí Phạm Vǎn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ.

Quốc hội cũng đã thông qua bản Tuyên bố nhân dịp giải phóng hoàn toàn miền Nam, biểu dương thành tích vĩ đại của quân và dân cả nước, kêu gọi đồng bào ta nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, vươn lên mạnh mẽ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

* Nhà thơ, Nghệ sĩ nhân dân Thế Lữ qua đời vào ngày 3-6-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6-10-1907 tại Hà Nội.

Ông có chân trong Tự lực vǎn đoàn, là một trong những người khởi xướng phong trào Thơ mới. Sau cách mạng Tháng Tám nǎm 1945, Thế Lữ chuyển sang hoạt động sân khấu, đã viết một số kịch bản và dịch một số vở kịch của các tác giả nước ngoài.

Các tác phẩm chính của Thế Lữ gồm có: "Mấy vần thơ", "Vàng và máu", "Bên đường thiên lôi", "Gió trǎng ngàn", "Trại Bồ Tùng Linh". Bài thơ nổi tiếng "Nhớ rừng" của ông chính là tâm sự đương thời trước nỗi đau làm người dân thuộc địa.

Thế giới

* Nhạc sĩ Pháp Gióocgiơ Bidê sinh ngày 25-10-1838 tại Pari và mất ngày 3-6-1875 tại Bugivan gần Pari. Với nhiều vở Ôpêra, đặc biệt là vở "Cácmen" (theo truyện của Mêrimê) ông đạt tới đỉnh cao nhất của nghệ thuật Ôpêra theo chủ nghĩa hiện thực của Pháp và thế giới ở cuối thế kỷ XIX.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh