Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ngày 5-5-1972, toàn bộ sĩ quan, binh sĩ thuộc trung đoàn 56 quân ngụy Sài Gòn, đóng tại cǎn cứ Đầu Mầu - Đức Miếu (Quảng Trị) đã tiến hành phản chiến tập thể và đưa toàn bộ vũ khí (trong đó có đại bác tầm xa 175 mm - Vua chiến trường) tự nguyện ra nhập quân giải phóng.
Hành động này cho thấy uy tín và sự lớn mạnh cũng như vai trò chính nghĩa của lực lượng giải phóng miền nam Việt Nam đã tác động đến hàng ngũ quân ngụy Sài Gòn. Cùng ngày, Bộ Chỉ huy mặt trận Trị Thiên đã biểu dương hành động phản chiến tập thể của trung đoàn 56 và quyết định chấp nhận đề nghị toàn bộ trung đoàn 56 là trung Đoàn Quân Giải phóng.
* Trần Quý Cáp là một chí sĩ yêu nước, sinh nǎm 1870 tại làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ông là một trong những người lập Duy Tân Hội. Nǎm 1904, được bổ làm giáo vụ Thǎng Bình (tỉnh Khánh Hoà). Ông ủng hộ phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng; tích cực hoạt động duy tân, nâng cao dân chí, dân sinh nên được sĩ phu kính trọng, xem là "lãnh tụ trong nhóm dân tộc".
Thơ vǎn của ông mang nặng lòng yêu nước và ý chí cách mạng. Bố chính Khánh Hoà tố giác ông chống triều đình Huế. Thực dân Pháp đã khép ông tội xúi dân làm loạn, đem chém ở chợ Diên Khánh vào ngày 5-5-1908; khi đó Trần Quý Cáp mới 38 tuổi.
Cái chết của ông gây xúc động mạnh trong nhân dân. Thơ vǎn, câu đối tưởng niệm ông rất nhiều. Phan Bội Châu có bài vǎn tế và đôi liễn điếu. Lời điếu có ý "Ngọc nát hơn ngói lành... nghìn nǎm luận định, chói rạng trời sao".
* Ngày 5-5-1911, Vua Duy Tân ra dụ thành lập Trường Hậu bổ ở Huế, nơi bổ túc những "kiến thức cai trị hiện đại" của thực dân Pháp cho các phó bảng, cử nhân, tú tài trong thời gian ba nǎm, trước khi được chính thức bổ nhiệm ra làm quan ngạch học chính và hành chính trong chính phủ Nam triều ở Trung Kỳ.
* Ngày 5-5-1959, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các chiến trường phía Nam, Đoàn 559 được thành lập và ngày đó trở thành ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn. Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng binh chủng quy mô lớn bao gồm nhiểu binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo ra tiền tuyến lớn, tới các chiến trường toàn quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Từ buổi đầu mới thành lập, vận chuyển trên những con đường mòn, hoạt động theo mùa, phục vụ từng chiến dịch, bộ đội Trường Sơn với ý chí "xẻ dọc trường sơn đi cứu nước", đã xây dựng nên tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ đi dọc Trường Sơn hùng vĩ, nối liền Nam Bắc, nối liền hậu phương lớn với tiến tuyến lớn.
Bộ đội Trường Sơn đã chuyển được hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thuốc men và đồ dùng quân sự; đã tổ chức chuyển hàng vạn bộ đội thương binh vào ra các chiến trường. Trong chiến đấu bảo vệ giao thông, bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 2450 máy bay địch, phá huỷ 100 xe quân sự, hiệp đồng cùng các lực lượng khác phá vỡ tuyến phòng thủ của địch dọc biên giới Việt - Lào mở ra một vùng giải phóng liên hoàn ngày càng vững chắc.
Bộ đội Trường Sơn càng chiến đấu càng trưởng thành về mọi mặt. Trên mặt trận kinh tế cũng có nhiều đóng góp đáng kể trong sự lớn mạnh của đất nước. Bộ đội Trường Sơn đã được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Ngày này 5-5-1961, đoàn cán bộ quân sự đầu tiên tǎng cường cho Bộ chỉ huy Miền và các quân khu ở miền Nam xuất phát từ Xuân Mai (Hoà Bình) theo đường dây Trường Sơn có 500 người, phần lớn là cán bộ cao cấp, trung cấp do thiếu tướng Trần Vǎn Quang, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu.
Ngày 28-7-1961, sau 3 tháng hành quân liên tục, trong đó nhiều ngày phải rút bớt tiêu chuẩn lương thực, ǎn rau rừng thay cơm vì gặp địch càn quét, hoặc do dự trữ gạo trên đường giao liên của Đoàn 559 còn ít, đoàn đã vượt chặng đường dài trên 2.000 km đến vị trí tập kết ở đồi 300 (tỉnh Bình Long).
Đồng chí Trần Vǎn Quang được cử làm Phó ban quân sự Miền Nam. Các cán bộ của đoàn được điều về các cơ quan thuộc Ban quân sự Miền, cơ quan quân sự các quân khu 7,8,9 và Sài Gòn - Gia Định, chuẩn bị cho việc thành lập các bộ tư lệnh quân khu và các trung đoàn chủ lực.
* Trong trận đánh trả với không quân Mỹ ngày 5-5-1967, quân và dân thủ đô Hà Nội đã chiến thắng oanh liệt, bắn rơi 8 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Nhân dịp này, Hồ Chủ tịch đã ký lệnh thưởng huân chương Độc lập hạng nhất và gửi thư khen quân và dân Thủ đô Hà Nội.
Thế giới
* Các Mác, nhà triết học, kinh tế học, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ Cách mạng của giai cấp công nhân thế giới sinh ngày 5-5-1818 tại thành phố Tơriơ nước Đức.
Sinh thời ông học luật, đi sâu nghiên cứa lịch sử, triết học. Nǎm 23 tuổi, ông đỗ tiến sĩ triết học. Sau đó ông chuyển sang hoạt động chính trị, làm báo và nghiên cứu triết học. Nǎm 1848 ông cùng Ǎngghen công bố "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". Đó là vǎn kiện gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mác tổng kết cuộc Cách mạng Pháp 1848 trong bài "Đấu tranh giai cấp ở Pháp". Ông tập trung vào việc nghiên cứu chính trị nhằm vạch trần bản chất bọc lột của giai cấp tư sản và biên soạn bộ "Tư bản", tác phẩm khoa học có tầm quan trọng lớn về mặt lý luận của chủ nghĩa Mác, thành hệ tư tưởng Cách mạng chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế. Ông đã góp ý kiến để sửa chữa những sai lầm về chính trị và góp phần khôi phục Đảng xã hội dân chủ Đức. Ông hoạt động tích cực cho việc thành lập các Đảng công nhân ở Pháp, Anh, Mỹ...
Những nǎm cuối cùng, mặc dù sức yếu, ông vẫn say sưa viết nốt quyển II, III của bộ "Tư bản". Ngày 4-3-1883, sau một thời gian bị bệnh Các Mác, nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại đã từ trần.