BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 6 tháng 4:

Cập nhật ngày: 06/04/2017 - 08:33

Do bị thua đau trên chiến trường miền Nam, ngày 6-4-1972 Ních xơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc nói là để trả đũa các cuộc tiến công của ta ở miền Nam.

 

Nhân dân miền Bắc bước vào cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai ác liệt hơn, qui mô hơn lần trước.
Quân dân tỉnh Quảng Bình và khu Vĩnh Linh đã lập công xuất sắc bắn rơi ngay 10 máy bay Mỹ. Liên tiếp nhiều ngày Mỹ đã cho Máy bay kể cả máy bay B52 đánh phá khu vực Vĩnh Linh, các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Qua 7 tháng anh dũng quân và dân miền Bắc đã giáng trả thích đáng không lực Hoa Kỳ. Tính đến tháng 12-1972 đã bắn rơi 600 máy bay Mỹ, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch.

* Ngày 6-4-1491, là ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sinh ra ở làng Trung An - huyện Vĩnh Lại - tỉnh Kiến An cũ (nay là thôn Trung An - xã Lí Học - Vĩnh Bảo - Hải Phòng). Nguyễn Bỉnh Khiêm tài nǎng xuất sắc được thể hiện trên nhiều mặt: Triết học, vǎn học, giáo dục, quân sự...

Nhưng sự đóng góp nhiều nhất, cụ thể nhất của ông cho nền vǎn hoá dân tộc phải kể đến giáo dục. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo được tiền đề cho sự phát triển của giáo dục nước ta. Ông là một người thầy toàn diện luôn tỏ rõ nhiệt tình và tài nǎng đào tạo nhân tài của mình.

Ông có nhiều học trò nổi tiếng: Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyên, Nguyễn Dữ... Trường Bạch Vân (am Bạch Vân) do ông và các học trò gây dựng nên, trở thành trường không thể thiếu được trong lịch sử giáo dục của nước nhà. Nguyễn Bỉnh Khiêm được xếp là một trong 13 danh nhân vǎn hoá lớn nhất của lịch sử dân tộc.

* Ngày 6-4-1947 Hội nghị cán bộ TW Đảng lần thứ 2 Họp tại chiến khu Việt Bắc. Đây là hội nghị đầu tiên từ sau khi Trung ương rút khỏi Thủ đô lên cǎn cứ địa Việt Bắc để chỉ đạo cả nước kháng chiến. Hội nghị rút kinh nghiệm, qua 4 tháng kháng chiến toàn quốc, phân tích về cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, vǎn hoá nhằm thực hiện "Toàn dân đoàn kết , kháng chiến lâu dài". Hội nghị khẳng định: "Kháng chiến nhất định thắng lợi".

 * Những ngày đầu tháng 4-1975, cả nước ta bừng bừng khí thế ra trận. Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng. Quân ta đi như nước chảy - Ô tô, xe lửa, máy bay, tàu biển hầu như chỉ nhằm một hướng: Thành phố Sài Gòn.

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc đề nghị với Trung ương xin dừng kế hoạch vận chuyển gạo và muối về địa phương mình, dành cả đoàn xe với các thứ hàng quí quay vào Nam Bộ cho kịp kế hoạch tổng tiến công. Nhiều công trường, nhà máy, cơ quan rút bớt từ 30 đến 50% số người trong biên chế để phục vụ chiến dịch.

Toàn bộ lực lượng vận tải quân sự gồm 12 vạn người, 6.300 xe vận tải của Đoàn 559, 2.100 xe của Cục Vận tải và hàng trǎm xe của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng được tập trung vận chuyển cho chiến dịch.

Một lực lượng vận tải lớn của nhà nước gồm trên 1.000 xe ô tô, 32 tàu biển (5.000 tấn phương tiện), 130 toa xe lửa (9.000 tấn phương tiện) và hàng trǎm tấn phương tiện đường không được huy động vận chuyển vật chất và cơ động bộ đội vào chiến trường.
Từ ga Hàng Cỏ (Hà Nội), các đoàn tàu hoả chở đầy bộ đội và vũ khí, đạn dược chạy thẳng vào Vinh, từ đó ô tô và tàu thuỷ chuyển tiếp bằng đường biển và đường bộ vào miền Đông Nam bộ.
Từ các cảng sông, biển, tàu thuyền vận tải của công ty vận tải đường sông, đường biển, tàu vận tải của hải quân chở xe tǎng, pháo lớn và bộ đội vào các cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh. Từ đó cơ động tiếp bằng đường bộ theo đường số 1 vào Long Khánh, đến khu vực tập kết của Đoàn 814 hậu cần Miền ở khu vực Dầu Dây - Túc Trưng.
Từ các sân bay trên miền Bắc, các loại máy bay vận tải, máy bay lên thẳng kể cả một số máy bay chở khách được huy động chở quân, chở đạn, chở sách báo phim ảnh vào mặt trận Sài Gòn - Gia Định và các vùng mới giải phóng.

* Ngày 6-4-1975, ở miền Bắc nước ta đã tiến hành bầu cử Quốc hội khoá 5. Tổng số đại biểu đã bầu là 242 đại biểu.