Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngày này năm xưa, ngày 7 tháng 3:
Thứ ba: 22:37 ngày 07/03/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đồng chí Tô Hiệu sinh nǎm 1912 tại Nghĩa Trụ, huyện Vǎn Giang, tỉnh Hưng Yên, tham gia các phong trào yêu nước từ nǎm 1925.

Nǎm 1930, đồng chí bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Tại đây đồng chí giác ngộ Cách mạng và trở thành Đảng viên Cộng sản. Nǎm 1934 đồng chí ra tù tiếp tục hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ ở Hà Nội rồi trực tiếp chỉ đạo phong trào ở mỏ than Cẩm Phả, được cử làm Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách miền Duyên Hải và là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12 nǎm 1939 đồng chí lại bị bắt và bị thực dân Pháp giam cầm tại nhà tù Sơn La.

Trong tù đồng chí luôn nêu cao khí tiết của người Cộng sản, tổ chức giáo dục, động viên anh em đấu tranh chống lại chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp, và nuôi dưỡng ý chí cách mạng cứu dân cứu nước.

Do bị tra tấn, đầy ải tàn khốc, đồng chí đã lâm bệnh nặng, qua đời ngày 7-3-1944 tại nhà tù Sơn La, hiện nay khu bảo tàng di tích nhà tù Sơn La vẫn còn cây đào do đồng chí trồng. Cây đào mang tên Tô Hiệu và từ lâu đã trở thành biểu tượng cách mạng, một kỷ vật thiêng liêng đối với đất trời và các thế hệ người Việt Nam.

* Đêm 7-3-1954, một đơn vị bộ đội ta do đồng chí Đặng Kinh chỉ huy (đồng chí Đặng Kinh sau này là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) đã bí mật vượt qua hệ thống phòng thủ dày đặc với 2.000 quân được cố vấn Mỹ chỉ huy ngày đêm tuần tra chặt chẽ, đột nhập sân bay Cát Bi Hải Phòng, phá hỏng đường bǎng, kho tàng và phá huỷ hoàn toàn 60 máy bay các loại. Chiến công này đã làm cho quân Pháp thiệt hại nặng nề và gặp khó khǎn trong việc tiếp tế cho các chiến trường.

* Xuất thân trong một gia đình Nho học yêu nước, Nhà thơ Á nam Trần Tuấn Khải - tác giả của các tác phẩm: Bút quan hài, Duyên nợ phù sinh và bài thơ nổi tiếng Tiễn anh Khoá - quê ở huyện Mỹ Lộc nay là ngoại thành Nam Định.

Từ sau 1954 ông sống và làm việc tại Sài Gòn. Ông đã tham gia phong trào đấu tranh chống vǎn hoá đồi trụy, đòi hoà bình và dân sinh. Nǎm 1966 ông đã cùng với một số trí thức yêu nước ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn hiệp thương với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Ông mất ngày 7-3-1983, thọ 88 tuổi.

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh