Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ngày 8-2-1855 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu ở Hoóc Môn do Phan Vǎn Hớn (tức Quản Hớn) lãnh đạo.
1000 nghĩa quân đánh chiếm Hoóc Môn, bắn chết đốc phủ Ca. Sau đó nghĩa quân kéo về Sài Gòn, tới Quán Tre họ chia làm hai đoàn - Một đoàn đi trước thẳng vào Sài Gòn, còn một đoàn phục bên ngoài chờ hiệu lệnh tiếp ứng - Đoàn đi thẳng vào Sài Gòn đến Bình Hoà thì đụng vào một đội quân Pháp - Nghĩa binh thua trận. Còn đoàn quân tiếp ứng tự giải tán.
Tuy cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu thất bại song nhân dân Sài Gòn đã hưởng ứng phong trào Cần Vương và đã mở đầu cuộc chiến đấu bằng đánh địch ngay tại sào huyệt của chúng ở Sài Gòn.
* Chiều ngày 8-2-1931 trước sân bóng đá đường Larenhierơ (Sài Gòn) khi trận đấu bóng vừa kết thúc thì một cuộc mít tinh lớn được tổ chức. Lá cờ đỏ búa liềm được giương cao. Đồng chí Phan Bôi đứng lên diễn thuyết. Tên thanh tra mật thám Lơ Gờrǎng định bắt đồng chí Phan Bôi liền bị Lý Tự Trọng dùng súng bắn chết. Lý Tự Trọng bị bắt ngay sau đó. Hành động dũng cảm của Lý Tự Trọng đã gây một tiếng vang lớn.
* Ngày 8-2-1950, mở đầu chiến dịch Lê Hồng Phong (Tây Bắc). Ta diệt cứ điểm Phố Lu (Lao Cai) gồm hai đại đội lính Âu phi tinh nhuệ, sau sáu ngày vây hãm và tấn công. Đây là trận công kiên lớn đầu tiên của bộ đội ta. Toàn chiến dịch ta diệt 5 vị trí, bức rút 3 vị trí khác dọc tả ngạn sông Thao, diệt 500 tên, làm bị thương hơn 200 tên, bắt sống gần 100 tên, quét sạch phòng tuyến sông Thao, giải phóng một vùng rộng hàng trǎm kilômet vuông cùng hàng vạn đồng bào bị tập trung.
* Ngày 8-2-1996, tại thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành tuyến cáp quang biển Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông một dự án được hình thành đầu nǎm 1992.
Đây là một hệ cáp quang biển ngầm dài 3.367 kilômet, có dung lượng 560 mê-ga-bít trong một giây. Cùng với các phương tiện truyền dẫn hiện đại như vệ tinh, viba số, cáp quang trên đất liền đã có, việc đưa tuyến cáp quang biển này vào khai thác đã nâng cao thêm một bước truyền dẫn thông tin của ngành Bưu điện Việt Nam với thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thế giới
* Ngày 8-2-1976 là ngày mất của Chu Ân Lai. Ông sinh nǎm 1898, người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông đã từng du học ở Nhật Bản, ở Pháp. Nǎm 1922 tham gia nhóm Cộng sản trẻ Trung Quốc ở nước ngoài, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập (nǎm 1949), ông liên tục được bầu làm Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc và giữ chức vụ này tới khi qua đời.
* Nhà vǎn Juyn Vécnơ (Jules Verne) sinh ngày 8-2-1828 tại Nantơ (nước Pháp).
Nǎm 1862, ông ra mắt bạn đọc cuốn "Nǎm tuần lễ trên khinh khí cầu" được hoan nghênh nhiệt liệt và trở nên nổi tiếng. Sau đó, ông cho xuất bản một loạt tiểu thuyết khoa học viễn tưởng: Sa mạc bǎng giá, Từ trái đất đến mặt trǎng, Hai mươi vạn dặm dưới đáy biển, Hành trình trong lòng đất, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới...
Ngày nay, nhiều thành tựu mà Juyn Vécnơ miêu tả đã trở thành hiện thực.