Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 8 tháng 6:
Thứ sáu: 09:29 ngày 09/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 8-6-1945, nhân dân vùng Đông Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã nổi dậy đánh chiếm các đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch, lập ra "Đệ tứ chiến khu", tức chiến khu Trần Hưng Đạo.

Chiến khu Trần Hưng Đạo nằm trong vùng giàu có về mỏ, có nhiều công nhân tập trung, có truyền thống cách mạng và có một vị trí quan trọng ở vùng đông Bắc Bộ.

Chính vì vậy, ngay sau khi nổ ra khởi nghĩa, Nhật liên tiếp mở các cuộc càn quét vào chiến khu. Nhưng chúng đều bị quân và dân ta giáng trả mãnh liệt. Ưu điểm của các trận đánh là biết dựa vào cao trào cách mạng cả nước, biết kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến với công tác vận động binh lính địch. Lực lượng vũ trang và quần chúng đã giành chính quyền tại nhiều địa phương ở Hải Dương và Quảng Yên.

* 8-6-1967 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra "Tuyên bố công nhận biên giới hiện tại của Vương quốc Cǎmpuchia". Bản tuyên bố viết: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà trịnh trọng tuyên bố:

1. Công nhận và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Cǎmpuchia trong biên giới hiện tại.

2. Hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31 tháng 5 nǎm 1967 của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Cǎmphuchia.

* Ngày 8-6-1969, do những thất bại trên chiến trường và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Nichơn tuyên bố đợt rút quân đầu tiên có 25.000 lính Mỹ khỏi Việt Nam. Đợt thứ hai là 35.000 lính vào tháng 8-1969.

* Nhạc sĩ, giáo sư Lưu Hữu Phước, còn có tên là Huỳnh Minh Siêng sinh nǎm 1921, quê ở tỉnh Cần Thơ.

Ông đã sáng tác nhiều ca khúc từ trước Cách mạng Tháng Tám, là tác giả của hàng trǎm bài hát, trong đó có nhiều bài nổi tiếng, ghi lại những chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc như: Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Hồn tử sĩ, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Giờ hành động, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn.

Với tài nǎng và những cống hiến của mình, ông được tín nhiệm giao gánh vác các trọng trách: Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 2, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc Quốc gia, Bộ trưởng Thông tin - Vǎn hoá của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Nhạc sĩ, giáo sư Lưu Hữu Phước qua đời ngày 8-6-1989.

Thế giới:

* Rôbe Suman sinh ở thành phố Xvican ngày 8-6-1810, thuộc tiểu vương Xắcxôni, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu in sách.

Từ 7 tuổi, Suman đã có sáng tác đầu tay và thường được dùng trong các buổi hoà tấu ở gia đình. Trong một thời gian dài, Suman biểu diễn đàn Pianô. Ông trở thành nhà soạn nhạc thiên tài và là một trong người tiêu biểu nhất của lĩnh vực thấm mỹ âm nhạc của Đức và thế giới.

Rôbe Suman mất ngày 29-7-1856, để lại nhiều tác phẩm đủ các loại hình liên khúc cho pianô, giao hưởng, công xéctô, Ôratôrioo, Ôpêra, và nổi bật hơn cả là những tác phẩm cho đàn phím.

* Ngày 8-6-1988, Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadze tuyên bố trước Liên hiệp quốc rằng Liên Xô sẵn sàng ngừng vĩnh viễn các vụ thử vũ khí hạt nhân nếu như Mỹ cũng đồng ý làm như vậy.

* Ngày này năm 1992, các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janero, Brazil thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường.

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh