Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ngày 9-4-1288, Ngày chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba. Sau hai lần thất bại, lần này quân Nguyên huy động nhiều thuyền chiến hòng uy hiếp quân ta. Đợi khi đoàn quân thuyền giặc lọt hẳn vào trận địa phục kích do Trần Quốc Tuấn bố trí, quân và dân ta từ các ngả trên mặt đất cũng như dưới lòng sông đổ xô ra đánh.
Thuyền chiến giặc va vào cọc lim, cái thì vỡ, cái thì đắm. Quân Nguyên rối loạn. Hơn 400 thuyền chiến giặc bị bắt.
Chiến thắng lịch sử Bạch Đằng ngày 9-4-1288 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào mưu đồ xâm lược và uy thế của nhà Nguyên. Sau thất bại này Hốt Tất Liệt không sao tổ chức được một đạo quân viễn chinh đủ mạnh để xâm lược Việt Nam một lần nữa. Vì vậy chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII của dân tộc ta.
* Lê Vǎn Hưu là danh sĩ, sử gia đời Trần Thái Tông, quê xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (nay là thôn Phủ Lý Trung, huyện Đông Sơn, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá).
Nǎm 1247 ông đỗ bảng nhãn, đến đời Thánh Tông ông sung chức hoạ sĩ Viện Hàn lâm, kiêm giám đốc tu viện Quốc Sử, phụng chỉ soạn bộ Đại Việt sử ký, và đã soạn xong trong nǎm Nhâm Thìn 1272, gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Võ Đế đến đời Lý Chiêu Hoàng (207 trước công nguyên đến 1224).
Ông mất ngày 9-4-1322, thọ 92 tuổi.
* Dưới ánh sáng của bản "Đề cương vǎn hoá Việt Nam" - Hội Vǎn hoá cứu quốc đã được thành lập tại Hà Nội tháng 4 nǎm 1943; theo mục tiêu: "Phải gây ra những tổ chức vǎn hoá cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai đặng đoàn kết các nhà vǎn hoá và trí thức..." .
Các nhà vǎn Học Phi, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao... trở thành hội viên đầu tiên và là nòng cốt cho ngành vǎn hoá vǎn nghệ. Hội đã xuất bản tạp chí Tiền Phong. Việc đoàn kết và lôi kéo các nhà vǎn hoá vào con đường đi của dân tộc, cùng nhân dân đấu tranh Cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám và trong chín nǎm kháng chiến đội ngũ vǎn nghệ sĩ, trí thức yêu nước đã có nhiều đóng góp xứng đáng. Nhiều người đã hy sinh anh dũng. Nhưng một giai đoạn mới - giai đoạn vǎn hoá cách mạng đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Hội Vǎn hoá cứu quốc nǎm 1948 được thay thế bằng Hội Vǎn nghệ Việt Nam.
* Ngày 9-4-1958, ngày truyền thống binh chủng hoá học.
Sinh ra trong cao trào chống Mỹ cứu nước với lực lượng ban đầu còn ít, bộ đội hoá học đã phải bước ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt chống một kẻ thù hung ác, có trong tay vũ khí giết người hàng loạt có nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, dã man. Cán bộ, chiến sĩ hoá học đã nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, mưu trí, sáng tạo, chiến dấu dũng cảm kiên cường, lập nhiều thành tích vẻ vang.
Từ khi xây dựng và chiến đấu đến nay, binh chủng hoá học đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, góp phần cùng toàn dân, toàn quân đánh thắng cuộc chiến tranh hoá học ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Bộ đội hoá học đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.
* Sau 4 ngày hành quân từ Lâm Đồng về khu vực tập kết, sáng ngày 9-4-1975, một bộ phận quân đoàn 4 đã nổ súng tiến công thị xã Xuân Lộc - Cửa ngõ then chốt vào Sài Gòn.
Thị xã Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh cũ) nằm trên ba trục giao thông quan trọng: Đường số 1, đường số 20 (Sài Gòn đi Đà Lạt) và đường số 15 (Sài Gòn đi Vũng Tàu).
Đây là một cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn, được quân ngụy xây dựng thành một khu vực phòng thủ trọng yếu trên tuyến phòng thủ cơ bản Biên Hoà - Bà Rịa - Vũng Tàu. Lực lượng địch phòng giữ Xuân Lộc có sư đoàn 18 bộ binh, sư đoàn mạnh nhất của quân đoàn 3 ngụy, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, chín tiểu đoàn bảo an của tiểu khu Long Khánh.
Quyết tâm tiến công Xuân Lộc của ta nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài ở phía Bắc Sài Gòn, tạo thuận lợi tiến công giải phóng Sài Gòn.
Thế giới
* Ngày 9-4-1947 là ngày thành lập Uỷ ban Nǎng lượng Nguyên tử quốc tế (AEC).