Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Lễ hội Lồng tồng được coi là Lễ hội xuống đồng, mở đầu một năm với ước mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Cũng như các cư dân của nền văn hoá lúa nước, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, Lễ hội Lồng tồng - một trong những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng cao phía Bắc - được coi là Lễ hội xuống đồng, mở đầu một năm với ước mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Hình thức sinh hoạt dân gian này quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc thiểu số, cư trú trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Sự có mặt của đồng bào các dân tộc từ các bản, làng trong xã, đã
tạo nên sự đa dạng, phong phú cho lễ hội đầu xuân.
Pú mo (thầy cúng) còn gọi là thày Tào, với vai trò chủ lễ, khấn tạ ơn trời đất, các đấng thần linh phù hộ cho dân bản một năm mới an khang tốt lành.
Sự giao lưu giữa các vùng miền, giữa các nền văn hoá đã dần nâng giá trị của Lễ hội Lồng tồng, biến nó thành sản phẩm văn hoá tâm linh không chỉ đối với đồng bào các dân tộc cư trú trên địa bàn.
Ngày nay, Lễ hội lồng tồng còn là một sản phẩm du lịch tâm linh riêng có của khu vực phía Bắc.
Đến đây, khách du lịch không những được sống trong không gian Lễ hội Lồng tồng mà còn trở thành một phần chủ thể của lễ hội...
... mà còn được trực tiếp tham gia những trò chơi trong lễ hội, được hoà nhập với thiên nhiên...
... với những tập tục văn hoá lâu đời của cư dân cùng chung một nền văn hoá lúa nước...
... và như thế, một năm mới, một năm với những ước mong giản dị của người nông dân đã bắt đầu.
Theo CPV