Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngôi mộ cổ đại chứa 169 chiếc nhẫn vàng
Thứ năm: 09:27 ngày 18/08/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các nhà nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 169 chiếc nhẫn vàng trong mộ của một phụ nữ quý tộc sống cách đây khoảng 6.500 năm.

Số nhẫn vàng trong mộ nữ quý tộc người Tiszapolgár. Ảnh: Ancient Origins

Trong khi tiến hành khai quật gần thành phố Biharia, các nhà khảo cổ làm việc ở bảo tàng Tarii Crisurilor tại Oradea phát hiện một ngôi mộ tiền sử thuộc về người phụ nữ đến từ nền văn minh Tiszapolgár thời kỳ đồ Đồng đá, sinh sống ở Romania và đông nam châu Âu vào khoảng năm 4.500 - 4.000 trước Công nguyên, Ancient Origins hôm 16/8 đưa tin.

Điều khiến phát hiện trở nên đặc biệt là bộ sưu tập nhẫn vàng chôn cùng chủ nhân ngôi mộ. Tổng cộng 169 chiếc nhẫn vàng được thu thập từ ngôi mộ của người phụ nữ trong đợt khai quật diễn ra dọc một tuyến đường dự kiến nối Oradea với đường cao tốc A3.

Theo nhóm nghiên cứu, chưa bao giờ nhiều vàng như vậy được tìm thấy trong một ngôi mộ từ thời đồ Đồng đá ở Romania nói riêng và châu Âu nói chung.

Gabriel Moisa, giám đốc bảo tàng Tarii Crisurilor, nhận định người phụ nữ trong mộ chắc chắn rất giàu có. Chiều cao ấn tượng và hàm răng nguyên vẹn của hài cốt cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chủ ngôi mộ thuộc tầng lớp thượng lưu. Số lượng nhẫn vàng trong mộ hé lộ kim loại quý này được coi trọng từ rất lâu trong xã hội loài người.

Những chiếc nhẫn vàng khó nhỏ và nhẹ (tổng số nhẫn nặng khoảng 200 g) và được thiết kế để đeo trên tóc người phụ nữ. Ngoài nhẫn, nhóm khảo cổ còn tìm thấy hai hạt vàng, vòng tay bằng đồng uốn theo hình xoắn ốc và khoảng 800 hạt đánh bóng làm từ xà cừ. Họ dự định trưng bày kho báu ở viện bảo tàng sau khi tiến hành xác định niên đại bằng đồng vị carbon và hoàn thành phân tích ADN hài cốt của người phụ nữ.

Nhà khảo cổ Călin Ghemiş, người điều phối khai quật, ước tính ngôi mộ có niên đại 6.500 năm. Nhẫn vàng được chuyển tới phòng thí nghiệm của bảo tàng để làm sạch và xử lý.

Ghemis nhận dạng kim loại sử dụng là vàng đất bồi, có nghĩa loại vàng này là kết quả quá trình rửa trôi và sàng lọc cát thay vì đào dưới lòng đất.

Người Tiszapolgár thống trị khu vực địa lý rộng lớn vào thời Đồng đá. Lãnh thổ của họ trải rộng qua đồng bằng Alföld, Banat, Transylvania, Đông Slovakia, và nhiều khu vực của Ukraine ở trung tâm và đông nam châu Âu.

Hiểu biết của giới nghiên cứu về nền văn minh này đến từ khai quật các ngôi mộ. Người Tiszapolgár dường như rất hiếu chiến bởi vũ khí thường được chôn trong mộ của nam giới.

Nguồn VnExpress (Ancient Origins)

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục