Đường huyết được kiểm soát
Do có vị ngọt nhẹ, nên lê không chỉ giúp người bệnh tiểu đường giảm cơn thèm ngọt mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác cho người bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100g quả lê cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ ích, bao gồm: canxi, chất xơ, kali, protein, photpho, và các loại vitamin cần thiết khác như A, B, C.
Quả lê giúp ngừa biến chứng tiểu đường.
Theo nghiên cứu, cứ 100g quả lê sẽ chứa 0,5mg sắt, 86,5g nước, 0,2g protein, 0,1g chất béo, 11g carbohydrate, 14mg canxi, 13mg photpho, 1,6g chất xơ, 1mg axit folic, các vitamin nhóm P, C và beta carotene, 0,2g vitamin PP,...
Tuy lê chứa carbohydrate và có vị ngọt nhẹ nhưng chỉ số đường huyết của trái lê lại thuộc nhóm thấp nhất (là GI = 38). Điều này có nghĩa là sau khi tiêu thụ lê lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người tiểu đường.
Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bổ sung quả lê trong chế độ ăn còn cung cấp cho người bệnh tiểu đường các hoạt chất như Anthocyanin, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, cùng nhiều chất oxy hóa khác để giúp ngăn ngừa chứng viêm nhiễm, tổn thương do stress oxy hóa tế bào.
Các tác động này góp phần hỗ trợ làm giảm tối đa nguy cơ mắc các biến chứng về viêm, loét của bệnh tiểu đường. Ngoài ra các chất như Zeaxanthin, Lutein trong quả lê là hoạt chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, cải thiện các biến chứng về mắt ở người tiểu đường.
Ngoài ra các chất có trong trái lê như Zeaxanthin, Lutein là hoạt chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, cải thiện các biến chứng về mắt ở người tiểu đường.
Giúp người bệnh tiểu đường tiêu hóa tốt hơn
Lượng chất xơ có trong quả lê giúp thúc đẩy, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Từ đó làm giảm các nguy cơ về tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… ở người tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nên ăn lê theo cách nào?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quả lê 5 lần/tuần cũng giúp cải thiện độ nhạy của insulin và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thời điểm ăn quả lê tốt: Có thể chia nhỏ lượng lê trong ngày và ăn vào các bữa phụ như ăn 1 - 2 miếng lê sau khi ăn sáng 30 phút và 2 - 3 miếng còn lại vào bữa phụ buổi chiều.
Mặc dù lê tốt cho người tiểu đường nhưng cần lưu ý ăn với lượng vừa phải. Theo khuyến cáo, người tiểu đường nên ăn khoảng 1 quả lê cho mỗi lần ăn, tức là khoảng 125g.
Khi ăn lên nên ăn cả quả, không nên uống nước ép lê. Vì nước ép lê sẽ làm tăng nồng độ đường và giảm lượng chất xơ cần thiết.
Trong lê có rất nhều hợp chất thực vật polyphenol.
Những ai không nên ăn lê?
Người bị nhiễm lạnh, cảm mạo, lạnh bụng, rối loạn tiêu hoá: Do lê có tính mát nên những người này nếu ăn lê thì khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người tỳ vị hư hàn, người bị thương ngoài da, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi cũng không nên ăn lê để tránh gây hại tới tỳ vị.
3 thực phẩm đại kỵ, không ăn cùng quả lê
Lê không ăn cùng củ cải: Trong củ cải có chứa acid cyanogen lưu huỳnh, trong lê có chứa ceton, nếu dùng chung 2 loại thực phẩm này thì 2 chất sẽ kết hợp với nhau gây nên bệnh bướu cổ và dẫn đến suy tuyến giáp trạng.
Lê không ăn cùng rau dền: Không nên ăn rau dền cùng với lê để tránh tình trạng xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Lê không ăn cùng thịt ngỗng: Protein và lượng chất béo cao trong thịt ngỗng kết hợp với quả lê có tính hàn sẽ gây ảnh hưởng tới thận, khiến thận hoạt động quá tải.
Nguồn nguoiduatin