Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Xã Phước Chỉ, Thị xã Trảng Bàng:
Người dân hạ độ cao đất nông nghiệp có đúng quy định?
Thứ bảy: 07:59 ngày 08/04/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Khi được hỏi việc hạ độ cao đất nông nghiệp có được cơ quan thẩm quyền cho phép hay không, người đàn ông này ấp úng trả lời là có xin phép xã, rồi bỏ đi.

Một thửa đất bị hạ thấp bề mặt, lấy đất đắp đường dẫn vào ruộng

Từ khi cầu An Phước được khai thác đưa vào sử dụng, kinh tế - xã hội của 2 xã cánh Tây thị xã Trảng Bàng ngày càng phát triển do không còn bị sông Vàm Cỏ Đông ngăn cách như trước đây. Tuy nhiên, theo phản ánh từ người dân, có chủ đất cho xe đào lớp đất mặt, hạ thấp bề mặt đất nông nghiệp.

Chứng kiến 2 xe máy múc đang múc đất tại một thửa ruộng gần cầu An Phước, người viết hỏi người đàn ông đứng trên đường tại sao phải múc đất đang trồng lúa. Người này nói là thấy ruộng cao quá nên hạ thấp xuống để canh tác lúa hiệu quả hơn (!?). Hỏi “số đất được múc lên được vận chuyển đi đâu, làm gì?” thì người đàn ông không trả lời.

Khi được hỏi việc hạ độ cao đất nông nghiệp có được cơ quan thẩm quyền cho phép hay không, người đàn ông này ấp úng trả lời là có xin phép xã, rồi bỏ đi.

Theo lãnh đạo UBND xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, trước đó, người chủ của thửa ruộng trên có hiến đất cho xã làm đường, và khi xây dựng cầu An Phước, ông cũng bị thu hồi đất. Khi người này có nguyện vọng hạ độ cao đất nông nghiệp để canh tác hiệu quả hơn, UBND xã Phước Chỉ cho phép hạ cấp nhưng không được phép chở đất ra ngoài. Người này trình bày nguyện vọng, xin được chở đất đi đắp nền để sau này cất nhà ở, do ông đang ở căn nhà tạm khi cầu An Phước triển khai thi công (!?).

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng thị xã Trảng Bàng cần làm rõ vụ việc trên, trường hợp UBND xã Phước Chỉ cho phép người dân hạ độ cao đất nông nghiệp và sử dụng đất để đắp nền nhà có đúng thẩm quyền, đúng quy định hay không?

Thế Nhân

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục