Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Người lao động di cư với nỗi lo quyền lợi
Thứ năm: 19:06 ngày 02/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Báo cáo nghiên cứu “Ước tính toàn cầu về lao động di cư quốc tế” của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố mới đây cho thấy có 164 triệu người hiện là lao động di cư tăng 9% so với năm 2013, đặt ra không ít thách thức cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội và bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Tác động đến tăng trưởng

Báo cáo chỉ ra rằng, gần 87% lao động di cư đang trong độ tuổi lao động quan trọng (25 tuổi) khiến một số nước xuất cư đang mất một phần lao động hiệu quả nhất trong lực lượng lao động của mình. Báo cáo cũng cho biết việc này có thể có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế của các nước này. Báo cáo cũng đưa ra bức tranh toàn diện về các tiểu khu vực và các nhóm thu nhập nơi lao động di cư đang làm việc.

Cụ thể, trong tổng số 164 triệu lao động di cư trên toàn thế giới, có khoảng 111,2 triệu người (67,9%) sống tại các nước thu nhập cao; 30,5 triệu người (18,6%) tại các nước thu nhập trung bình cao; 16,6 triệu (10,1%) tại các nước thu nhập trung bình thấp và 5,6 triệu (3,4%) tại các nước thu nhập thấp. Lao động di cư chiếm 18,5% lực lượng lao động tại các nước thu nhập cao, nhưng chỉ chiếm 1,4%-2,2% tại các nước thu nhập thấp. Từ năm 2013-2017, lao động di cư tại các nước thu nhập cao giảm từ 74,7% xuống 67,9%, trong khi tỷ lệ lao động di cư tại các nước thu nhập trung bình cao tăng lên.

Thợ xây dựng Pakistan làm việc tại một công trường ở Dubai.

Ông Rafael Diez de Medina, Giám đốc Vụ Thống kê của ILO, cho biết: “Di cư lao động quốc tế là ưu tiên chính sách đang nổi lên và cần đáp ứng công bằng lợi ích của cả các nước xuất cư, các nước nhập cư và người lao động di cư”.

Quyền lợi chưa bảo đảm

Theo báo chí Hàn Quốc, hiện nay, người lao động (NLĐ) di cư khi đến làm việc ở một quốc gia khác thường chỉ quan tâm đến tiền lương và điều kiện làm việc, mà không quan tâm nhiều đến việc tham gia các chế độ bảo hiểm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đáng chú ý, lao động di cư là nữ đang chiếm tỷ lệ lớn với các công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp như giúp việc gia đình, chăm sóc bệnh nhân, lao công, nông nghiệp… Điều này đòi hỏi các quốc gia cần nhanh chóng có những giải pháp để thay đổi nhận thức, bảo đảm quyền lợi cho đối tượng lao động di cư. Để làm tốt điều này, việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương giữa các quốc gia về BHXH là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất.

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Phụ trách các vấn đề quốc tế tại Hàn Quốc (NPS) Kim Young-eil cho biết: “Hàn Quốc có Hiệp định ASXH (SSA) ký kết với các quốc gia có NLĐ Hàn Quốc đến làm việc, nhằm giải quyết và bảo đảm các quyền lợi ASXH cho NLĐ khi làm việc ở nước ngoài hoặc sau khi về nước, nếu không có SSA, nhiều NLĐ sẽ bị thiệt thòi khi dịch chuyển lao động”.

Theo ông Kim, nhiều NLĐ đã làm việc 8 năm tại Mỹ, đã nộp thuế ASXH với tổng số tiền 122.400USD, nhưng do chưa đóng đủ thời gian tối thiểu 10 năm để hưởng chế độ hưu trí của Mỹ, nên không đủ điều kiện nhận lương hưu. Tại châu Á, lao động châu Á gặp khó khăn trong việc nhận quyền lợi hưu trí từ nước ngoài, vì thời gian được bảo hiểm của họ thường dưới 10 năm. Nếu một người đủ điều kiện nhận lương hưu ở một nước khác, nhưng lại quay lại nước mình, khoản lương hưu đó có thể bị giảm hoặc không được trả về nước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, để ký kết được các hiệp định này, còn gặp không ít rào cản, thách thức. Các hiệp định thường mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện, ký kết, nhất là khi một số quốc gia không tìm được tiếng nói chung. Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng có rất nhiều hệ thống, mô hình về ASXH với sự khác biệt lớn. Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia, hệ thống ASXH cũng chưa hoàn thiện, độ bao phủ còn thấp, nên chưa đủ nguồn lực hoặc thiếu kinh nghiệm trong bảo vệ quyền lợi cho lao động di cư.

Nguồn SGGPO

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục