Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thói quen sạch đến cực đoan của cô bắt đầu xuất hiện từ 20 năm trước, nhưng nó ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Cô Julia Abdullah, 40 tuổi, đến từ Malaysia, đang mắc hội chứng ám ảnh việc tự làm sạch bản thân. Thói quen sạch đến cực đoan của cô bắt đầu xuất hiện từ 20 năm trước, nhưng nó ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Julia Abdullah từng rửa tay tới 300 lần, 5 tiếng đồng hồ để tắm và 25 lần gội đầu trong một ngày |
Chứng ám ảnh này chỉ để đầu óc cô Julia được thoải mái với việc rửa tay tới 300 lần, cần tới 5 tiếng đồng hồ để tắm và gội đầu 25 lần trong một ngày. Vậy nên, cô không có nhiều thời gian và tâm trí để ý tới những gì đang diễn ra xung quanh.
Julia bắt đầu thấy có gì đó khác thường từ 20 năm trước. Khi đó, cô đang làm việc như một kỹ thuật viên xét nghiệm, thường xuyên phải tiếp xúc với mẫu nước tiểu và phân, cũng như máu của bệnh nhân xét nghiệm HIV.
Nỗi ám ảnh công việc khiến Julia bắt đầu rửa tay nhiều hơn vì sợ nhiễm khuẩn. Đây cũng là thời kỳ đầu hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) xuất hiện. Tuy nhiên, cô Julia không tìm đến sự giúp đỡ của y tế.
“Tôi chỉ nghĩ mình không thể ngừng rửa tay”, cô Julia nhớ lại, cho đến hiện tại, tình trạng này trở nên quá tồi tệ. Cô ấy thậm chí đã mất việc làm khi nỗi ám ảnh này khiến cô thường xuyên đi làm muộn. Kết quả là, Julia cần tìm cách nào đó để có đủ tiền mua đồ dùng sinh hoạt cho gia đình, đặc biệt là xà bông và dầu gội đầu.
Từng có thời kỳ, cô Julia quá áp lực về kinh tế, tới mức phải tìm kiếm đồ phế thải của hàng xóm để bán lấy tiền. Đó cũng là lúc cô dùng hết 2 chai dầu gội đầu, 21 bánh xà bông chỉ trong một tuần.
Khủng hoảng tài chính khiến người phụ nữ này quyết tâm không tắm trong ba tháng liên tiếp, nhưng hội chứng ám ảnh vẫn khiến cô rửa tay một cách cuồng loạn. “Tôi gọi điện cho Hiệp hội Sức khoẻ tâm lý Singapore SAMH vào năm 2009. Khi đó, gần như tôi đã tìm đến con đường tự tử”, cô Julia nói.
Họ đã giúp cô ý thức được việc tiếp tục phải sống. Tuy nhiên, căn bệnh ODC lại tái phát chỉ một năm sau đó vì cô bỏ lỡ một số bước của quá trình liệu pháp điều trị. Dường như người phụ nữ đã quá mệt mỏi, luôn cảm thấy mình không còn sức lực để làm bất cứ việc gì.
Hiện tại, cô Julia đang được điều trị tại Viện sức khoẻ tâm thần IMH. Cô bắt đầu lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống nhờ liệu pháp kết hợp giữa nhận thức hành vi và sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng của mình.
TT (st)