Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Nhiệm vụ và chức năng của Thanh tra Cơ yếu
Thứ ba: 09:17 ngày 16/01/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu được quy định rõ tại Nghị định số 3/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Thanh tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu

Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, xây dựng, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu; xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ, trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự...

Thanh tra Cơ yếu giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật...

Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu

Thanh tra Cơ yếu có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và người làm công tác cơ yếu.

Chánh Thanh tra Cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Cơ yếu do Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan...

Nguồn baochinhphu

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh