Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
(BTNO) - Tại Tây Ninh, cho đến thời điểm này, việc triển khai thực hiện Nghị định 19 của Chính phủ vẫn chưa có sự thống nhất; có nơi thực hiện được một phần, có nơi chưa thực hiện- giáo viên vẫn “đỏ mắt” chờ bởi vẫn chưa được lãnh đồng nào trong suốt hơn một năm rưỡi qua, ví dụ như ở Bến Cầu.

Có hai vướng mắc cơ bản xung quanh việc thực hiện Nghị định 19. Thứ nhất, trong quyết định điều động giáo viên không ghi thời hạn luân chuyển. Thứ hai, là vướng mắc khiến cho giáo viên băn khoăn nhất: chỉ những người ở nơi khác đến vùng sâu dạy học thì mới được hưởng chế độ theo Nghị định 19, còn giáo viên có hộ khẩu tại những xã thuộc khu vực khó khăn thì lại không được.
|
Sau một thời gian bị cắt chế độ, giáo viên trường tiểu học Tân Lập, huyện Tân Biên tiếp tục được hưởng chế độ vùng sâu vùng xa.
Cách nay khá lâu, Báo Tây Ninh có đăng một số bài viết xung quanh việc thực hiện chế độ đối với giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa. Chế độ này được thực hiện theo tinh thần của Nghị định 19/2013/NĐ-CP (Nghị định 19) ngày 23.2.2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20.6.2006 của Chính phủ (Nghị định 61) về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Sau khi Nghị định 19 ra đời, liên bộ Giáo dục - Đào tạo, Nội vụ và Tài chính ban hành Thông tư số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19.9.2013 (Thông tư 35) hướng dẫn thực hiện nghị định này.
Một trong những đối tượng có liên quan trực tiếp được hưởng chế độ theo quy định của Nghị định 19 là giáo viên đã hết thời hạn công tác ở vùng sâu (3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam) nhưng chưa chuyển đi nơi khác.
Nghị định 19 có ghi: “Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là Nghị định 116/2010/NĐ-CP)”.
Tại Tây Ninh, cho đến thời điểm này, việc triển khai thực hiện Nghị định 19 của Chính phủ vẫn chưa có sự thống nhất; có nơi thực hiện được một phần, có nơi chưa thực hiện- giáo viên vẫn “đỏ mắt” chờ bởi vẫn chưa được lãnh đồng nào trong suốt hơn một năm rưỡi qua, ví dụ như ở Bến Cầu. Có hai vướng mắc cơ bản xung quanh việc thực hiện Nghị định 19. Thứ nhất, trong quyết định điều động giáo viên không ghi thời hạn luân chuyển.
Thứ hai, là vướng mắc khiến cho giáo viên băn khoăn nhất: chỉ những người ở nơi khác đến vùng sâu dạy học thì mới được hưởng chế độ theo Nghị định 19, còn giáo viên có hộ khẩu tại những xã thuộc khu vực khó khăn thì lại không được.
Từ thực tế nêu trên, Sở Giáo dục - Đào tạo Tây Ninh đã gửi công văn đề nghị Bộ hướng dẫn, giải thích để triển khai Nghị định. Bộ đã có công văn phúc đáp và cũng như trong Nghị định 19, nội dung công văn của Bộ không có chữ nào nhắc đến hộ khẩu. Điều này có thể giải thích được, bởi lẽ sau khi Nghị định 61 ra đời, giáo viên dạy ở những trường thuộc vùng 135 đều được hưởng chế độ như nhau, không phân biệt trong hay ngoài địa bàn.
Trong khi đó, Nghị định 19 chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61, điều này có nghĩa, về cơ bản, Nghị định 61 vẫn còn nguyên hiệu lực thi hành. Mặt khác, nếu căn cứ vào hộ khẩu để chi trả chế độ cho giáo viên chẳng những sai với quy định của Chính phủ mà còn dễ gây ra tiêu cực (như tìm mọi cách để chuyển hộ khẩu).
Nghị định 19 của Chính phủ ban hành đã được một năm tám tháng và có hiệu lực hơn một năm rưỡi. Từ đó đến nay, rất nhiều giáo viên ở vùng sâu vùng xa của Tây Ninh (nhiều huyện chứ không riêng gì Bến Cầu) vẫn chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ chế độ.
VIỆT ĐÔNG