Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhiều trường băn khoăn với tiêu chí xếp hạng đại học Việt Nam
Thứ năm: 15:52 ngày 07/09/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Lần đầu tiên một nhóm độc lập công bố xếp hạng đại học Việt Nam. Đại diện một số trường hoanh nghênh nhưng cũng có trường nói cần có sự khảo sát tận nơi, kết quả chưa công bằng.

TS Lưu Quang Hưng, thành viên nhóm chuyên gia, trình bày tại buổi họp báo công bố xếp hạng ĐH Việt Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

Sau khi một nhóm độc lập công bố xếp hạng 49 trường đại học ở Việt Nam, ghi nhận ý kiến của lãnh đạo một số trường đại học.

Cần xếp hạng đại học theo phần tầng

Việc xếp hạng tổng thể 49 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2017 do một nhóm người thực hiện chứ không phải do một tổ chức độc lập và việc khảo sát đánh giá trên vài khía cạnh cho nên mức độ chính xác chỉ tương đối.

Hiện nay giáo dục đại học Việt Nam có các loại hình trường khác nhau: ĐH Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH. Để so sánh giữa ĐH Quốc gia với cả chục trường thành viên thì không thể so sánh với một trường đơn lẻ như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. 

Với nhiều trường thành viên, chắc chắn số bài báo công bố quốc tế của ĐH Quốc gia sẽ cao hơn một trường đại học đơn lẻ. Vì vậy, phải so sánh giữa từng trường thành viên ĐH Quốc gia với các trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc đánh giá các trường đại học phải so sánh giữa các trường cùng định hướng (nghiên cứu hoặc công nghệ). 

Một trường định hướng công nghệ chủ yếu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, việc nghiên cứu chỉ ở mức độ vừa phải nên lấy tiêu chí nghiên cứu đánh giá xếp hạng thì chắc chắn sẽ không bằng các trường định hướng nghiên cứu được.

Hiện nay nhà nước đã phân tầng đại học rồi thì nên có đánh giá xếp hạng ở chung một tầng.

Bảng xếp hạng đại học vừa được công bố chủ yếu đánh giá dựa trên thành tích nghiên cứu khoa học và điều kiện đảm bảo chất lượng. 

Trong khi các đoàn đánh giá như Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) thực hiện việc đánh giá gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, bao quát tất cả các lĩnh vực của một trường đại học như quản lý chiến lược, hệ thống, chức năng và kết quả hoạt động.

Tuy nhiên, về thứ hạng 14 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong bảng xếp hạng này tôi thấy cũng đúng với thực lực nghiên cứu khoa học của trường chúng tôi. 

Vai trò của đại học là nghiên cứu khoa học và đào tạo. Đất nước phát triển được cũng nhờ vào nguồn nhân lực do các trường đại học đào tạo ra. 

Vì vậy việc đánh giá xếp hạng đại học Việt Nam cần đưa thêm tiêu chí "đóng góp trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước".

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 

Nên có sự khảo sát tận nơi các đại học

Việc thử xây dựng một bộ tiêu chí có nghiên cứu tiêu chí các Tổ chức xếp hạng quốc tế hiện hành, hướng tới các chuẩn mực quốc tế; rồi tiến hành thử xếp hạng các đại học có đầy đủ số liệu của nhóm chuyên gia độc lập này là điều rất đáng hoan nghênh.

Tôi có một số suy nghĩ sau: 1. Trong lúc Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục vẫn cứ loay hoay và chưa tìm ra được một giải pháp nào thuyết phục về xếp hạng đại học trong nước nhằm cung cấp thông tin có thể tin cậy cho xã hội và người học dựa vào mà chọn nơi học, nơi làm việc; thì việc các các nhóm phi lợi ích, phi chính phủ, độc lập và không bị tác động của lợi ích nhóm nào tiến hành thử làm việc này là rất tốt và có ích cho người học, cho xã hội ít nhất theo ý nghĩa tham khảo.

2. Quá trình thử nghiệm một việc có thể có nhiều ý kiến khác nhau, như việc này có chỗ chưa chính xác, sai sót, hoặc chưa đầy đủ trong những năm đầu là tất nhiên, và mọi người cũng cần để cho nhóm có điều kiện chỉnh sửa, bổ khuyết. 

Ngay cả những tổ chức xếp hạng đang được tín nhiệm hiện nay của thế giới như QS, THE (mỗi năm nhận được từ 30.000 phản hồi điều tra trở lên), CWTS Leiden Ranking của Hà Lan, SCImago của Tây Ban Nha... đến nay cũng không phải đã hoàn hảo.

3. Một số điều mà chúng tôi thấy cần góp ý là nhóm tác nghiệp độc lập này nên có sự khảo sát tận nơi các đại học sau khi đã tiếp nhận số liệu vì bản thân số liệu (giả định là đầy đủ) cũng chưa thể nói hết mọi việc. 

Ví dụ: về hạ tầng cơ sở của đại học, một đại học có nhiều đất đai chưa hẳn đã là đại học có hạ tầng giáo dục tốt nếu hầu hết đất đai đó bị bỏ hoang, không khai thác được, lãng phí trầm trọng và thực chất hoạt động giáo dục chỉ tập trung vào một số tòa nhà.

4. Chúng tôi tạm thời không bình luận về thứ hạng của ĐH Tôn Đức Thắng bởi chúng tôi chưa thấy được cách tính của nhóm có đầy đủ cơ sở hay không. Có lẽ cần chờ thêm thời gian.

GS.TS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Chưa công bằng!

Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam vừa được công bố, việc so sánh chung giữa các ĐH Quốc gia, ĐH vùng gồm nhiều trường thành viên với các trường đại học đơn lẻ là chưa công bằng. 

Tuy nhiên, tôi cho rằng bảng xếp hạng này cũng có giá trị tham khảo nhất định vì trong đó có tiêu chí "cơ sở vật chất và quản trị". Đối với trường đại học việc quản lý, quản trị rất quan trọng. Khi một trường đại học được quản trị tốt sẽ tạo điều kiện cho các tiêu chí khác tốt theo.

Theo bảng xếp hạng này, Trường ĐH Cần Thơ được xếp thứ 6, trong đó tiêu chí "cơ sở vật chất và quản trị" xếp thứ 3, cá nhân tôi rất vui và hài lòng với đánh giá này. 

Việc xếp hạng trường đại học chỉ mang tính tương đối nên không thể đòi hỏi sự chính xác được. Vì thế chúng ta không nên tranh cãi nhiều về kết quả xếp hạng này.

Theo tôi, việc đánh giá xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam rất quan trọng. Việc này cần được thực hiện bởi một tổ chức độc lập và có uy tín để kết quả đánh giá được công nhận một cách chính thức.

PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục