Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thế hệ tuổi trẻ - thế hệ sinh viên, học sinh Sài Gòn trước năm 1975, đến nay nhiều người đã trên tuổi sáu mươi rồi. Hình ảnh chị Quách Thị Trang luôn là hình ảnh bất tử trong tâm hồn tuổi trẻ miền Nam, trong đó có tuổi trẻ Tây Ninh ngày ấy.

![]() |
Thế hệ tuổi trẻ - thế hệ sinh viên, học sinh Sài Gòn trước năm 1975, đến nay nhiều người đã trên tuổi sáu mươi rồi. Hình ảnh chị Quách Thị Trang luôn là hình ảnh bất tử trong tâm hồn tuổi trẻ miền Nam, trong đó có tuổi trẻ Tây Ninh ngày ấy. Tên chị vẫn còn khắc ghi tại một công trường lớn giữa lòng thành phố Bác Hồ. Công trường Quách Thị Trang, toạ lạc trước chợ Bến Thành (Q1- TP.HCM). Mỗi năm, cứ dịp kỷ niệm Ngày Học sinh, Sinh viên Việt Nam 9.1, người người lại tưởng nhớ đến chị Quách Thị Trang - người nữ sinh hào hùng đã ngã xuống dưới nòng súng của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Liệt sĩ Quách Thị Trang sinh năm 1948, tại làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình trong một gia đình lao động nghèo, có người mẹ goá tần tảo buôn bán nuôi các con. Trang theo mẹ và 5 anh em vào Nam sinh sống tại khu vực Chí Hoà từ năm 1954. Sinh hoạt trong gia đình Phật tử Minh Tâm ngay từ khi còn bé, chị thích ca nhạc và biết thổi sáo.
Ngày 20.8.1963, các chùa Phật giáo ở Huế và chùa Xá Lợi ở Sài Gòn bị nguỵ quyền đàn áp. Hình ảnh các nhà sư, các tín đồ Phật giáo bị bắt bớ, hình ảnh thảm thương của 8 phật tử thiếu nhi bị xe tăng cán chết không toàn thây trước Đài Phát thanh Huế và ngọn lửa bi hùng của hoà thượng Thích Quảng Đức bừng cháy ngay tại ngã 6 Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu ở Q3- TP.HCM) đã làm cho cô gái trẻ Quách Thị Trang nhói lòng, thôi thúc cô trào dâng ý chí chống lại bạo quyền.
Tối ngày 24.8.1963, Trang đến nhà một cô bạn thân tên Yến vừa khóc vừa cho bạn biết tin “Ngày mai tụi mình đi biểu tình nhưng không cho mẹ Trang biết vì sợ mẹ ngăn cản, Trang chỉ cho chị Nhung biết thôi”.
Báo Hải Triều Âm số 19 có trích đăng một đoạn về cái ngày định mệnh mà chị Trang ngã xuống, 25.8.1963: “Sáng ngày 25, Trang dậy thật sớm, ăn mặc xong rồi xin mẹ đến nhà bạn chơi và rủ Yến cùng đi. Hai chị em cùng đến nơi hẹn rồi cùng nhau đi xe taxi đến chợ Bến Thành. Trong khi chờ đợi, từ hông chợ một đám người đã ùa ra như nước chảy. Những người đi đầu căng biểu ngữ Hãy giết chúng tôi đi vì chúng tôi là những người con Phật. Các cô gái nghe lòng bừng dậy như sóng cả. Họ nhìn nhau, những cặp mắt sáng ngời và cầm tay nhau chạy vào hàng ngũ. Đoàn biểu tình vẫn đi tới và vượt qua khỏi mặt tiền chợ Bến Thành. Trong lúc đó, bóng dáng hung thần, bọn cảnh sát dã chiến Sài Gòn gầm gừ hiện ra chặn lối trước mặt họ. Bất chợt hai tiếng súng nổ, Yến quay lại nhìn thấy Trang mặc áo trắng đã ngã gục trên đường nhựa. Bên Trang là một tên cảnh sát ác ôn, tay cầm khẩu súng mới vừa giết người xong…”.
Khi Trang ngã xuống, bọn cảnh sát khát máu đã lao lên giành xác chị để đưa về chôn tại nghĩa trang của Bộ Tổng Tham mưu nguỵ, hòng ém nhẹm cái chết ấy trước dư luận phẫn nộ của thế giới. Ba năm sau ngày chế độ Diệm sụp đổ, hài cốt chị mới được gia đình và bạn bè đưa về an nghỉ tại chùa Phổ Quang cho đến nay.
Sau khi Quách Thị Trang ngã xuống, phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh thành miền Nam chống nguỵ quyền tay sai tiếp tục bùng lên mạnh mẽ, thu hút nhiều
![]() |
Viếng mộ liệt sĩ Quách Thị Trang |
tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Ngày 13.3.1974, hàng ngàn học sinh, sinh viên, nhân sĩ, trí thức tập trung tại chợ Bến Thành rải truyền đơn yêu cầu nguỵ quyền trả tự do cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm và tù chính trị đang bị giam giữ. Ngày 25.8.1974, các tầng lớp sinh viên, học sinh Sài Gòn lại tổ chức tưởng niệm nữ sinh Quách Thị Trang. Đêm Noel 24.12.1974, khoảng 1.000 sinh viên công giáo mít tinh tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ Vườn Xoài chống nguỵ quyền Sài Gòn bắt sinh viên đi lính, tiếp tục viết lên trang sử hào hùng của tuổi trẻ Sài Gòn và miền Nam bất khuất những năm tháng không thể nào quên. Đã hơn 47 năm qua kể từ ngày chị Quách Thị Trang ngã xuống, thế hệ học sinh, sinh viên ngày ấy vẫn nhớ mãi tên chị- người nữ sinh dũng cảm.
PHAN KỶ SỬU