Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tản văn
Nhớ mùa nước nổi
Thứ bảy: 01:13 ngày 23/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Nói đến mùa nước nổi ở quê tôi, có người mong chờ cũng có người lo lắng. Người mong, vì thêm một lượng phù sa lớn bồi đắp cho những cánh đồng. Người lo, vì có ruộng nằm ở vùng trũng, sát sông rạch, gián đoạn việc cày cấy hay gieo trồng.

Trước kia, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng tám âm lch. Cũng tutheo thi tiết, lượng mưa hay nước dâng tthượng ngun nhiu hay ít, mà mùa nước ni dài hay ngn, nhưng dài lm cũng chhơn hai tháng.

Những năm 1960-1970, có mùa, đâu đâu cũng thấy nước, từ ruộng gò cho tới ruộng sâu, không còn khoảng cách giữa ruộng và bờ, chỉ còn vài ngọn cỏ hay ngọn lúa cao nhú lên rung rinh trong nắng gió. Trên đồng, kẻ mang rọng, người mang đụt, cầm rổ xúc cá, tép, cá con, cá rô binh tích, cá sặc, cà cuống… có người giăng lưới bắt cá, bắt cua… tiếng nói, tiếng cười rộn rả.

Mùa nước nổi cũng là mùa mắm. Hồi đó, xóm nhà tôi thường ăn nước mắm tĩn nhãn hiệu Mậu Hương, trong đó có nhà tôi, sau khi ăn để lại cái tĩn dành làm mắm. Cá con và cá rô binh tích thì làm mắm chua; cá lớn như trê, tràu (cá lóc) thì làm mắm thường, gọi là mắm đồng.

Mẹ tôi cũng thường hay làm mắm vào mùa này, mắm chua thì làm bằng cá lòng tong, sau khi rửa bằng nước muối, để cá trong rổ trút cho ráo nước, ướp với muối, tỏi băm nhuyễn… cho vào cái tĩn, đổ nước muối nấu sôi để nguội vừa ngập mặt cá, đậy nắp kín, ngâm một đêm, sau đó rắc thính lên mặt cá (thính làm bằng gạo rang vàng, xay nhuyễn), dùng lá chuối tươi đậy trên mặt cá và lấy nẹp tre gài thật chặt để cá không nổi lên, đậy nắp tĩn kín lại, dùng vôi hay xi măng trét kín miệng, ủ khoảng 40 ngày là có một tĩn mắm chua thơm ngon.

Mắm đồng thì làm bằng cá trê, cá lóc. Sau khi làm sạch mang, ruột, vảy, rửa với nước muối cho cá không còn nhớt, đem ướp với muối, rồi ủ khoảng 1 tuần, lấy cá ra và đổ sạch nước ướp cũ, đem cá ướp với tỏi băm nhuyễn, thính, trộn đều, đem li tĩn, cũng ép cht cá bng đậy lá chui, np tre gài cht và dùng vôi hoc xi măng trét kín np tĩn, thêm khong 1 tháng là có mt tĩn mm đồng tht thơm ngon, đậm đà hương vquê nhà.

Mùa nước nổi, cá theo con nước tìm nơi sinh nở, lúc đầu mùa hay khi nước rút, nước xăm xắp mép bờ ruộng, cá rô non, cá ròng ròng từng bầy ngớp bọt kiếm ăn nhiều vô kể, bởi lượng thức ăn dồi dào do sâu bọ, giun dế ẩn trong ruộng lúa chui lên vì nước ngập.

Mùa nước nổi, đủ loại rau mọc lên: rau hẹ mọc ở ruộng phèn, gốc bám sâu dưới bùn đất, vươn lên khỏi mặt nước, lá xoè ra dập dềnh theo từng cơn sóng nước; bông súng, rau mã đề… thi nhau mọc lên khắp ruộng bàu.

Tôi nhớ, những ngày tháng cũ, cha tôi thường hay ra ruộng vào mùa nước nổi, bắt cá, hái rau, nhất là những cọng bông súng xanh non, mang về cho mẹ lột vỏ, ngắt khúc trộn với rau hẹ cắt rễ, rửa sạch thêm mớ mã đề chấm mắm kho.

Bây giờ mùa nước nổi chỉ còn ở những vùng ruộng sâu gần sông rạch, chứ vùng ruộng xóm nhà tôi, kênh mương thông thoáng, những chiếc bàu bông súng, bông sen năm xưa, dù tên gọi vẫn còn, nhưng đã san lấp thành ruộng thuộc, mưa cỡ nào cũng không ngập nổi, mà nông dân vẫn làm 3 vụ lúa thoải mái. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Thuỳ Dung

Tin cùng chuyên mục