Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ, bầu cử ở Campuchia… là những cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm 2018 và được dự báo có tác động lớn tới tình hình chính trị thế giới.
1. Bầu cử Tổng thống Nga
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Ông Putin được cho là người lãnh đạo, người dẫn đường và “chèo lái” nước Nga vượt qua những thách thức về kinh tế, cấm vận và ổn định chính trị. Ông cũng đồng thời giúp Nga thể hiện vị thế nước lớn trên trường quốc tế khi tiếp nhận bán đảo Crimea dựa trên tiến trình trưng cầu dân ý dân chủ hay hỗ trợ Syria dập tắt “bóng đen” khủng bố hoành hành.
Hiện tại, tổng thống Putin nhận được sự ủng hộ rất cao của người dân, với hơn 82% người Nga ủng hộ ông, theo cuộc thăm dò mới đây nhất thực hiện vào tháng 9/2017.
Thời gian người dân Nga đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới chưa được công bố chính thức, nhưng người ta tin rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 18/3/2018 - đúng thời điểm kỷ niệm sự kiện Crimea thống nhất với Nga.
Cuộc bầu cử tổng thống Nga 2018 cũng đã xuất hiện khá nhiều ứng viên khác, trong đó số ứng viên nữ nhiều chưa từng có trong lịch sử
2. Campuchia Tổng tuyển cử nhiệm kỳ 6 năm 2018 - 2023
|
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. |
Việc ấn định ngày bầu cử sớm là để cho các đảng phái chính trị có nhiều thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Đây là cuộc bầu cử rất quan trọng, vì đảng nào có số ghế trong Quốc hội nhiều hơn sẽ được làm Thủ tướng, thành lập nội các và điều hành Chính phủ.
Ở Campuchia hiện nay có khoảng 60 đảng phái chính trị, tuy nhiên phần lớn các đảng đăng ký nhưng không có điều kiện hoạt động, chỉ có khoảng 10 đảng có điều kiện hoạt động, thường xuyên tham gia tranh cử tại các cuộc bầu cử. Cụ thể như cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường vừa qua chỉ có 12 đảng có điều kiện tham gia tranh cử.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen được cho là sẽ tiếp tục nối dài thời gian cầm quyền cùng với đảng CPP của ông kể từ năm 1985. Đảng đối lập lớn nhất của CPP, CNRP vừa bị cấm tham gia chính trị và yêu cầu giải thể sau khi lãnh đạo Kem Sokha bị cáo buộc tội phản quốc và bị bắt giữ.
3. Bầu cử Thủ tướng Italy
|
Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni. |
Là cựu thiết kế website, Luigi Di Maio là một luật sư, nhà báo và trở thành Phó chủ tịch nghị viện Italy năm 26 tuổi - người trẻ tuổi nhất từng giữ chức vụ này. Hiện ông Di Maio là ứng cử viên của đảng Phong trào 5 sao (Five Star Movement) tranh cử chức thủ tướng. Các cuộc thăm dò cho thấy chính trị gia này đang dẫn đầu với gần tỷ lệ ủng hộ 28% và có tiềm năng trở thành Thủ tướng Italy.
Kết quả cuộc bầu cử Italy có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế khu vực và thị trường chứng khoán, cũng như chính sách nhập cư với người tị nạn mà quốc gia này đang ban hành.
Dù là truyền nhân của Grillo, ông Di Maio có cái nhìn mềm mỏng hơn về đồng Euro trong cuộc phỏng vấn mới đây với tờ CNBC. Ông cho biết một cuộc trưng cầu dân ý rời khởi EU sẽ là "phương sách cuối cùng" được dùng đến nếu Itaty không để tạo ra những thay đổi với các chính sách của liên minh này.
Ông Di Maio đặc biệt nhấn mạnh rằng làn sóng nhập cư từ Bắc Phi đang gây nhiều bất lợi cho kinh tế Italy. Cũng giống như trong cuộc bầu cử tại Đức gần đây, thăm dò cho thấy nhập cư là vấn đề quan tâm lớn nhất của cử tri Italy.
4. Bầu cử Tổng thống Mexico
|
Cựu Thị trưởng thủ đô Mexico City Andres Manual Lopez Obrador. |
Ông Obarador nếu thắng cử được cho là sẽ có quan điểm cứng rắn với chính sách đối ngoại từ người láng giềng Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một ứng viên tiềm năng khác là bà Margarita Zavala, người được mệnh danh là Hillary Clinton của Mexico. Cựu Đệ nhất phu nhân Mexico vừa ra khỏi đảng của chồng, Cựu Tổng thống Felipe Calderon và thiết lập một đảng của riêng mình.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 8 của công ty Mitofsky cho thấy liên đảng dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ của cử tri gần 22%, nhỉnh hơn vài điểm phần trăm so với tỷ lệ ủng hộ của PRI và cựu thị trưởng Mexico City Andres Manuel Lopez Obrador. Tuy nhiên, 37% cử chi Mexico chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho đảng nào.
Cuộc bầu cử Mexico sẽ là cuộc đối đầu giữa 4 ứng cử viên của 4 đảng.
5. Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Trong tình thế hiện tại, đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump cũng đang lâm vào thế khó khi tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump ở mức khá thấp và nhiều đạo luật do đảng và ông Trump đề xuất chưa được thông qua.
Dĩ nhiên, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ còn tới 11 tháng nữa mới diễn ra và không ai có thể đoán trước kết quả. Tuy nhiên, nếu đảng Dân chủ giành được nhiều ghế hơn trong Hạ viện, tình hình chính trị tại Washington và cả thế giới chắc chắn sẽ có sự biến đổi nhất định.
Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ thường không mang lại kết quả tích cực cho đảng của Tổng thống đương nhiệm. Vào năm 2010, đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong Hạ viện.
6. Bầu cử Thủ tướng Thái Lan
|
Thủ tướng Thái Prayut Chan-O-Cha phát biểu tại một cuộc họp báo tại Dinh Hòa Bình ở Phnom Penh hôm 7/9/2017. |
Thái Lan sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 11 năm 2018 và ngày cụ thể sẽ được thông báo trong tháng Sáu sang năm.
Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha cho biết như vừa nêu vào ngày 10 tháng 10. Ông Prayut Chan-O-Cha nói thêm rằng sẽ xét thời điểm và những điều kiện thích hợp cho các đảng phái chính trị.
Sau khi lật đổ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hồi tháng 5 /2014, Tướng Prayut Chan-O-Cha của quân đội Thái tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, lời hứa này đã nhiều lần bị trì hoãn và các nhà phân tích cho rằng sẽ có những giới hạn về dân chủ dưới sự điều hành của chính quyền quân sự Thái.
Hồi đầu tháng 10, Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha công du đến Mỹ và gặp gỡ với Tổng thống Donald Trump. Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp mặt, Tổng thống Trump nói rằng ông ủng hộ lời cam kết của Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc bầu cử “tự do và công bằng trong năm 2018”.
Tuy nhiên, ông Chaturon Chaisang, một cựu bộ trưởng dưới chính quyền của Thủ tướng Yingluck bị lật đổ nói rằng cuộc bầu cử sẽ không được dân chủ như Đảng Pheu Thái đã từng cố gắng thực hiện.
7. Bầu cử Tổng thống Zimbabwe
|
Tân Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa vẫy chào người ủng hộ. |
Ông Mnangagwa đã có bài phát biểu trước công chúng nói rằng ông hứa đất nước Zimbabwe sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Ông Mnangagwa cho biết ông sẽ đại diện cho “những người Zimbabwe yêu nước” và rằng cuộc bầu cử Tổng thống sẽ được tổ chức vào năm 2018 như đã định.
Ông cũng thề sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong chính quyền Zimbabwe. Tuy nhiên, ông không đề cập đến vấn đề nhân quyền và rằng ông kêu gọi người Zimbabwe “hãy để những sự kiện quá khứ đi vào dĩ vãng”./.
Nguồn BNA