Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Những kiêng kỵ khi ăn chuối
Chủ nhật: 22:13 ngày 01/12/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chuối không nên ăn vào buổi sáng, không ăn lúc đói, không thích hợp cho người bị tiểu đường, suy thận, người thừa cân, béo phì...

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhiều người ăn chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày vì cho rằng bổ dưỡng. Chuối chứa nhiều kali, chất xơ, magiê, vitamin B6 và vitamin C tốt cho sức khỏe, song không nên dùng chuối lúc cơ thể đang đói, dạ dày đang trống rỗng. Nguyên nhân là trong chuối có magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Chính vì vậy, chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn.

Tránh ăn chuối chín vào bữa sáng hay lúc đang cần sự tập trung cao độ, bởi thành phần serotonin trong chuối chín dễ gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nên dùng chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối.

Chuối nhiều đường, vì vậy người bị sâu răng ăn sẽ tăng nguy cơ sâu răng, hỏng men răng nếu ăn nhiều, người bệnh tiểu đường ăn sẽ nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Loại trái cây này còn chứa nhiều calo, người thừa cân, béo phì không nên ăn.

"Ăn quá 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo", lương y Sáng cho biết. Do đó, nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Chưa kể đến trong chuối chứa nhiều K+, khoáng chất không tốt cho thận.

Chuối có nhiều dưỡng chất song phải ăn đúng thời điểm mới tốt. Ảnh: Mashed

Chuối là loại cây ăn quả được trồng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Có tới 200-300 giống chuối được trồng trên thế giới. Ở nước ta có nhiều giống khác nhau, phân biệt bởi hình dạng của quả, độ dày, màu sắc của vỏ quả, mùi vị và màu sắc thịt quả. Có thể sắp xếp các giống phổ biến làm 2 nhóm là chuối tiêu và chuối tây.

Bên cạnh những điều kiêng kỵ khi ăn, chuối có rất nhiều công dụng. Theo giáo sư người Ấn Độ Khamian, chuối xanh cả vỏ thái lát, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (tán bột ăn hàng ngày) kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày, tránh không bị loét. Bắp hoa chuối thái nhỏ, luộc ăn với muối vừng hoặc muối lạc tăng cường sữa cho phụ nữ sau sinh. Ăn 1-3 quả chuối hột chín hàng ngày trị giun đũa...

Đặc biệt, người bị hắc lào mới phát, rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho trợt da ra, lau khô rồi lấy một quả chuối xanh non vừa bẻ trên buồng xuống, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà thấm, bôi, xoa, xát vào nơi bệnh, ngày 2-3 lần để mau khỏi.  

Nguồn VNE

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh