Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
Thứ bảy: 08:11 ngày 13/01/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhiều cách làm hay, sáng tạo được các địa phương, đơn vị, đoàn thể áp dụng hiệu quả.

 

Nông dân chuẩn bị lúa giống cho vụ mới

Đây là những điểm sáng để nhân rộng trên toàn tỉnh, góp phần tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.

Giai đoạn 2021-2025, phong trào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm.

Điển hình như mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lúa vàng Việt tại thị xã Trảng Bàng. Hiện nay, trên địa bàn Thị xã có 3 hợp tác xã tham gia mô hình, gồm HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Bình, HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Hoà và HTX dịch vụ thuỷ lợi nông nghiệp Hưng Thuận, với diện tích liên kết 494 ha.

Mô hình sử dụng giống lúa chất lượng cao đưa vào sản xuất kết hợp bón phân cân đối, đúng quy trình; phòng trừ sâu, bệnh hại hợp lý giúp giảm chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Bên cạnh đó, tạo được chuỗi liên kết cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giúp nông dân an tâm sản xuất.

Tại huyện Gò Dầu, nắm bắt nhu cầu sử dụng rơm, rạ trong trồng trọt, chăn nuôi ngày càng tăng, tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò vỗ béo đã triển khai mô hình “Xử lý phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch”, thu gom rơm, rạ sau thu hoạch, sử dụng máy cuộn rơm và phân phối, hướng dẫn phương pháp ủ chua cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Từ năm 2021, THT chăn nuôi bò vỗ béo, HTX rau an toàn Rỗng Tượng được củng cố thành HTX dịch vụ nông nghiệp Quyết Tâm Thắng Lợi đã tiếp tục mở rộng thực hiện mô hình này.

Mô hình nuôi cá lóc trong vèo của Hợp tác xã Tràm Cát

Sau khi thu hoạch lúa, việc vệ sinh đồng ruộng, giải quyết rơm trên đồng là vấn đề được nhiều nông dân quan tâm. Việc thu mua rơm cuộn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường; rơm rạ được thu gom để sử dụng trong chăn nuôi, làm nấm, che phủ đất trồng cây, chế biến phân hữu cơ. Việc đưa máy cuộn rơm vào sản xuất cũng là hình thức tăng cường sử dụng cơ giới hoá, nâng cao giá trị thu hoạch trên diện tích canh tác, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn, giúp địa phương sớm hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tiếp theo là mô hình nuôi cá lóc trong vèo của HTX dịch vụ nông nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản Tràm Cát tại thị xã Trảng Bàng giúp bà con tận dụng được lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập. Đây là mô hình chăn nuôi góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng thức ăn công nghiệp; nước được xử lý trước khi thải ra bên ngoài. HTX đặt hàng nông dân nuôi cá theo yêu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc; giúp nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng kế hoạch chế biến khô cá lóc, tạo việc làm tại chỗ cho khoảng 50 - 70 lao động ở nông thôn với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, quan tâm đến lợi ích thiết thực của người dân về xây dựng nông thôn mới gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nhi Trần

 

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục