Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật năm 2020
Thứ sáu: 09:57 ngày 25/12/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Năm 2020 để lại dấu ấn nặng nề với nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch COVID -19, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.

Nền kinh tế “vượt bão” COVID -19

Đại dịch COVID-19 cũng khiến cộng đồng doanh nghiệp (DN) liêu xiêu. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 11 tháng đầu năm 2020 lên tới 44.440 doanh nghiệp, tăng 59,7% với cùng kỳ năm 2019. Các lĩnh vực  có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 gồm: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (16.573 doanh nghiệp, tăng 53,1%); Xây dựng (6.099 doanh nghiệp, tăng 53,7%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống…

Người dân đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi các chính sách hỗ trợ sắp tới từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này. Trong giai đoạn này, một số lĩnh vực diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn.

DN khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến hàng triệu người mất việc làm, giảm thu nhập. Chỉ tính riêng trong quý III/2020, đã có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 148,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 4%, tăng 0,89% so với cùng kỳ, đây được coi là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua.  Điều đáng nói, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở hai thành phố lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội khá cao, tương ứng là 10,47% và 9,25%.

Dịch Covid-19 tước đi cơ hội việc làm của khoảng 1,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên và 31,8 triệu người khác từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng…

Thiên tai gây tổn thất nặng nề, xuất khẩu đạt kỷ lục 41,32 tỷ USD

Người dân miền Trung gặp nhiều khó khăn khi mưa lũ lịch sử tàn phá trong những tháng cuối năm 2020. Ảnh: Trọng Tài

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, làm 357 người chết, mất tích, thiệt hại kinh tế trên 37.400 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến này, cả nước đã xảy ra 16 loại thiên tai/576 đợt, trận thiên tai, trong đó có 14 cơn bão trên biển Đông; 265 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành ở Bắc bộ và Trung bộ.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt con số kỷ lục với 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,5 tỷ USD; thủy sản 8,47 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD.

Trong năm, nhiều thị trường xuất khẩu đã được khai mở cho các loại nông sản như: Vải thiều tươi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản; chôm chôm vào Đài Loan; dâu tây và bí ngô vào New Zealand; tôm và cá tra xuất khẩu vào Brazil…

Hàng không tê liệt, vốn đầu tư công đổ vào giao thông

Trong làn sóng dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, kinh doanh vận tải hành khách là một trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và đứng đầu là hàng không. Hàng không toàn cầu (trong đó có Việt Nam) trải qua năm 2020 với những khó khăn chưa từng có, khi mạng bay chở khách quốc tế gần như “đóng băng”, không ít hãng hàng không tuyên bố phá sản, nhiều Chính phủ phải tung các gói cứu trợ khẩn cấp để duy trì sự tồn tại của các hãng.  Tại Việt Nam, báo cáo tài chính các hãng được công bố cũng chuyển từ trạng thái có lãi năm 2019 và các tháng đầu năm 2020, sang liên tục thua lỗ, với mức lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Tính cả năm 2020, Bộ GTVT được giao trên 39.800 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tới hết tháng 11, Bộ đã giải ngân gần 32.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch cả năm.

Để hỗ trợ nền kinh tế - xã hội phục hồi do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định tăng vốn đầu tư công để “bơm” vốn mồi cho nền kinh tế. Một trong những lĩnh vực nhận được nhiều vốn ngân sách nhất là hạ tầng giao thông.

Chứng khoán lên đỉnh, vàng tăng vọt

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán  (TTCK) Việt Nam. Cuối tháng 1/2020, VN Index chỉ trong 2 tháng sau đã sụt giảm 33,51% xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh trong 9 tháng với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy và tăng so với cuối năm 2019 hơn 9% (năm 2019 mức tăng trưởng của VN-Index chỉ 7,67%). Đây là diễn biến phục hồi ngoạn mục bất chấp các rủi ro dịch bệnh. Thanh khoản thị trường kéo dài nhiều phiên với trị giá trên 10.000 tỷ đồng. Đây được xem là kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 20 năm ra đời.

Tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng 2 sàn ngày 15/6/2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt trên 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12/2020.

Năm 2020, dịch COVID-19 cũng khiến giá vàng vọt lên mức trên 60 triệu đồng/lượng - mức cao kỷ lục từ trước tới nay do nhà đầu tư lo ngại đại dịch đã tìm đến vàng làm nơi trú ẩn an toàn.

Ngân hàng bơm hơn 800 ngàn tỷ đồng ra thị trường

Ngày  24/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2020 đạt 10,14%. Tính từ đầu năm tới nay, ước tính đã có hơn 831.000 tỷ đồng được hệ thống ngân hàng bơm ra thị trường qua kênh tín dụng. Dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 và tình hình mưa lũ, thiên tai tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, NHNN vẫn điều hành tín dụng với tốc độ tăng trưởng phù hợp khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tín dụng chủ yếu được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát chặt với dòng tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Đến nay, ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với dư nợ gần 355.000 tỷ đồng; Giảm, hạ lãi suất cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, các ngân hàng đã cho vay với lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390.000 khách hàng.

Nguồn TPO

Tin cùng chuyên mục