Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Những yếu tố có thể tác động mạnh đến thị trường ô tô Việt 2019
Thứ năm: 20:06 ngày 03/01/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 được dự kiến sẽ có nhiều biến động sau khi loạt dự thảo liên quan đang được xem xét, cân nhắc đưa vào áp dụng

1. Dự thảo tăng lệ phí trước bạ đối với xe bán tải

Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 được dự kiến sẽ có nhiều biến động sau khi loạt dự thảo liên quan đang được xem xét, cân nhắc như tăng lệ phí trước bạ đối với xe bán tải, thuế tài sản,…

Nếu dự thảo tăng lệ phí trước bạ đối với dòng bán tải chở hàng dưới 1,5 tấn và 5 chỗ trở xuống được thông qua thì đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số của dòng xe này trong năm 2019.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất về dự thảo tăng lệ phí trước bạ đối với dòng bán tải chở hàng dưới 1,5 tấn và 5 chỗ trở xuống. Theo đó, lệ phí trước bạ đối xe bán tải đăng ký lần đầu tiên sẽ tăng lên bằng 60% lệ phí trước bạ của dòng xe con, nằm trong khung 10-15%.

Đối với xe bán tải đăng ký từ lần 2 trở đi, mức phí sẽ giảm xuống 2%. Nếu dự thảo này được Chính phủ thông qua, người tiêu dùng Việt sẽ phải đóng lệ phí trước bạ lần đầu cao gấp 3-4 lần so với hiện tại, đồng nghĩa với giá xe bán tải sẽ tăng lên.

2. Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải

Ngoài đề xuất tăng lệ phí trước bạ, Bộ Tài chính còn đề xuất tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải. Theo đó, tại dự thảo sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe bán tải bằng 60% xe ô tô dưới 9 chỗ, cùng dung tích xi lanh.

Có nghĩa, nếu thông qua, Thuế tiêu thụ đặc biệt của dòng xe bán tải sẽ tăng lên 30-45% (hiện tại dòng xe này chỉ phải chịu thuế nhập khẩu trong khu vực là 5% và thuế tiêu thụ đặc biệt 15-25%).

3. Ô tô trên 1,5 tỷ đồng có thể bị đánh thuế tài sản

Bộ Tài chính đang xem xét lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về dự thảo Luật thuế tài sản và sẽ trình lên Bộ Tư pháp, Chính phủ. Theo đó, sẽ đưa ra thêm đối tượng để đề xuất đánh thuế là máy bay, ô tô và du thuyền.

Đối với tàu bay, ô tô, du thuyền, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án: Một là đánh thuế tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng; Hai là không đánh thuế các đối tượng trên.

Bộ Tài chính đề nghị 2 phương án thuế suất thuế tài sản như sau: Một là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3%; Hai là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,4%.

Về giá tính thuế đối với tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên được đề nghị cách tính: Giá tính thuế là giá trị tài sản tại thời điểm tính thuế do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với tàu bay, du thuyền, ô tô đã qua sử dụng, giá tính thuế được xác định bằng giá trị tài sản mới nhân với tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của tài sản do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng tài sản tại thời điểm tính thuế.

Bộ Tài chính đề nghị 2 phương án thuế suất thuế tài sản như sau: Một là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3%; Hai là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,4%.

Đối với tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên (trường hợp đánh thuế đối với các tài sản này), Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án thuế suất là 0,3% và 0,4%.

4. Thuế nhập khẩu ô tô từ EU giảm 0%

Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu (EC) thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam ( EVFTA ), chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình.

Việc EVFTA được EU xét duyệt sẽ làm thay đổi giá xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam và ngược lại. Cụ thể, Hiệp định Thương mại EVFTA sẽ giúp cho thuế nhập khẩu xe ô tô từ châu Âu giảm về 0%. Lộ trình cắt giảm thuế đối với ô tô là trong 7 năm, xe tải hạng nhẹ sẽ là 10 năm tính từ ngày EVFTA có hiệu lực.

Thuế nhập khẩu ô tô từ EU giảm 0% khiến nhiều người kỳ vọng giá xe từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm.

Hiện tại, thuế nhập khẩu ô tô từ châu Âu về Việt Nam đang là 74% đối với xe con dung tích xy lanh trên 3.000cc, 78% với xe con dung tích xy lanh dưới 3.000cc và 65% với xe tải dưới 5 tấn (xe bán tải).

Ngược lại, xe từ Việt Nam nhập khẩu vào EU đang ở mức 10% với xe con và 10-16% với xe buýt. Hiện tại, thuế nhập khẩu ô tô từ châu Âu về Việt Nam đang là 74% đối với xe con dung tích xy lanh trên 3.000cc, 78% với xe con dung tích xy lanh dưới 3.000cc và 65% với xe tải dưới 5 tấn (xe bán tải). Ngược lại, xe từ Việt Nam nhập khẩu vào EU đang ở mức 10% với xe con và 10-16% với xe buýt.

5. Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ngày 9/3/2018, 11 quốc gia thành viên của Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức ký kết hiệp định này.

11 thành viên tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Theo lộ trình của Hiệp định, một loạt dòng thuế từ các nước trong CPTPP sẽ vào Việt Nam với thuế 0% và ngược lại. Trong số đó có mặt hàng xe ô tô. Hiện trong khối các nước CPTPP, Việt Nam đang nhập khẩu ô tô từ 2 nước đó là Nhật Bản và Canada.

Đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia có lượng ô tô nhập vào Việt Nam chiếm phần lớn của thị trường xe. Với việc ký kết này, nhiều người đang kỳ vọng giá xe sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, cũng không ít người cảm thấy không mặn mà vì rút kinh nghiệm từ việc xe hưởng thuế 0% từ ASEAN (theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được áp dụng từ 1/1/2018) về Việt Nam nhưng giá vẫn không hề giảm.

Ngoài Nhật Bản và Việt Nam, CPTPP còn có 9 quốc gia khác gồm Autralia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singarpore.

Nguồn BHT

Từ khóa:
Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục