Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Niềng răng – Giải pháp giúp khắc phục tình trạng khớp cắn ngược
Chủ nhật: 16:00 ngày 18/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Khớp cắn ngược hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là “móm”, đây là tình trạng răng mọc sai khớp cắn, gây ra tình trạng mất thẩm mỹ cho gương mặt. Vậy niềng răng có phải là giải pháp tối ưu để điều trị tình trạng khớp cắn ngược không? Niềng răng có đau không? Tìm hiểu ngay nhé.

Thế nào là khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược có nhiều tên gọi như móm, mặt lưỡi cày, đây là trường hợp răng hàm dưới bị chìa ra ngoài quá mức, làm sai lệch khớp cắn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do di truyền, bẩm sinh đã có hiện tượng này hoặc cũng có thể là do thói quen sinh hoạt khi còn nhỏ như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng… về lâu ngày khiến cho xương hàm trên kém phát triển trong khi phần xương hàm dưới lại phát triển mạnh hơn. Có 02 loại khớp cắn ngược phổ biến hiện nay đó là:

Khớp cắn ngược do răng:

Đây là trường hợp răng ở hàm trên mọc muộn hơn so với phần hàm dưới. Trường hợp bị khớp cắn ngược do răng, khi quan sát chúng ta sẽ thấy nhóm răng cửa ở phía trước hàm dưới chìa ra ngoài, bao phủ răng hàm trên. Khi không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, phần xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây cho khuôn mặt lõm hay mặt gãy.

Khớp cắn ngược gây ra tình trạng mặt lõm, gãy.

Khớp cắn ngược do xương:

Là tình trạng phần xương hàm trên bị kém phát triển hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc cũng có thể do cả hai trường hợp trên. Ngoài ra, nguyên nhân của khớp cắn ngược do xương cũng có thể là do bị dị tật ở khe hở vòm miệng... Điều này khiến xương hàm trên bị thiếu hụt đi kích thước theo chiều trước, sau làm răng cửa hàm trên luôn nằm ở vị trí phía trong so với răng hàm dưới.

Hậu quả khi bị khớp cắn ngược

Móm hay còn gọi là khớp cắn ngược bên cạnh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn có thể gây ra một số biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

Làm giảm vẻ thẩm mỹ cho gương mặt:

Đây là điều rất dễ nhận thấy với tình trạng người bị móm quá mức, sẽ khiến gương mặt trong gãy, làm mất đi vẻ thẩm mỹ, khiến người gặp phải tình trạng này sẽ mất đi tự tin trong giao tiếp.

Gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

Người bị móm (khớp cắn ngược) chỉ có thể ăn ướng và nhau từ từ, để tránh tình trạng căn phải môi, gây chảy máu hoặc nghẹn, ảnh hưởng đến tiêu hoá. Nếu trường hợp bị móm nặng còn có thể gây cản trở trong chăm sóc răng miệng hàng ngày, ảnh hưởng đến phát âm.

Khớp cắn ngược gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Có thể gây các bệnh lý ảnh hưởng sức khoẻ

Tình trạng khớp cắn ngược còn có thể sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, tiêu hoá, bệnh tim hay đau buốt phần thái dương… Nguyên nhân là do răng khi bị mọc sai lệch làm cho việc ăn nhai bị trục trặc, làm thức ăn không thể nghiền nhỏ trước khi đi xuống dạ dày. Về lâu ngày gây ra các bệnh lý về răng miệng và các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hoá.

Giải pháp khắc phục khớp căn ngược tại nha khoa Đăng Lưu

Hiện nay, để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược, một trong những phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng chính là niềng răng. Theo đó, tuỳ vào từng mức độ sai khớp cắn của người bệnh mà bác sĩ sẽ thăm khám và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong nha khoa thẩm mỹ, Nha khoa Đăng Lưu là một trong những địa chỉ uy tín trong khám, chữa và điều trị khớp cắn ngược được nhiều người tìm đến. Ngoài ra, với đội ngũ chuyên môn cao, cùng với đó là trang thiết bị hiện đại, Nha khoa Đăng Lưu luôn đưa ra những cam kết rõ ràng, mỗi ca niềng răng đều có sự phê chuẩn từ Hội đồng chuyên môn của Bệnh Viện RHM Sài Gòn, hỗ trợ tối đa cho người bệnh khi lựa chọn khám và điều trị tại đây.

Nha khoa Đăng Lưu tự hào là địa chỉ niềng răng uy tín suốt nhiều năm qua.

Thông thường, quy trình cho một ca niềng răng khớp cắn ngược sẽ trải qua các bước:

  • Bước 1: Thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng.
  • Bước 2: Tiến hành chụp x-quang, chụp cắt lớp, lấy dấu răng và tư vấn cũng như tiến hành lên phác đồ điều trị cho người bệnh.
  • Bước 3: Thiết kế mắc cài sau khi người bệnh đã đồng ý lựa chọn phương pháp điều trị, lúc này dựa vào các tư liệu thu thập, bác sĩ và đội ngũ chuyên gia sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với người bệnh.
  • Bước 4: Gắn mắc cài và khí cụ vào trong khoang miệng, sau đó cân chỉnh cho phù hợp với khung hàm của người bệnh cũng như phù hợp với phác đồ điều trị.
  • Bước 5: Chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại nhà và thăm khám định kỳ theo chỉ định.
  • Bước 6: Sau thời gian điều trị, người bệnh sẽ được tháo niềng và tiến hành đeo hàm duy trì, kết thúc liệu trình.

Vậy niềng răng có đau không ? Thực tế tuỳ vào tình trạng mỗi người mà tình trạng đau sẽ khác nhau, tuy nhiên tại nha khoa Đăng Lưu, với trình độ và tay nghề bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nên cảm giác đau sẽ được hạn chế tối đa.

Trên đây là một số thông tin về việc hiện tượng khớp cắn ngược cũng như các khắc phục trình trạng này. Nếu bạn đang gặp tình trạng hay bệnh lý về răng miệng, hãy gọi cho Hotline 1800 6578  để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Hệ thống Phòng Khám Nha Khoa Đăng Lưu

Với hơn 16 chi nhánh khắp các tỉnh, thành phố

Hotline : 1800 6578

website: https://nhakhoadangluu.com.vn/

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục