Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Không chỉ riêng ở xã Hòa Hiệp, những năm trước đây, phóng viên Báo Tây Ninh từng ghi nhận một số hộ dân ở ấp Giồng Cà, xã Bình Minh, TP. Tây Ninh, ở xã Tân Phú, huyện Tân Châu cũng từng xảy ra tình trạng con "đậu đen" tấn công nhà dân.
Đến Chùa Chung Rút ở xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên vào những ngày này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng triệu con "đậu đen" bò lút nhút khắp nơi trong giảng đường cũ. Một số khác đã chết, xác của chúng nằm nghiêng ngữa đầy trên nền gạch, hoặc được gom lại thành đống ngoài sân. Giảng đường cũ của Chùa Chung Rút được xây dựng với quy mô nhỏ, chủ yếu bằng vật liệu gỗ, có thể là nơi lý tưởng để loài côn trùng này gặm nhắm.
Sư San Văn Xiên- người quản lý ngôi chùa này kể, hàng chục năm nay, cứ vào mùa mưa, vào ban đêm là con "đậu đen" không biết từ đâu lũ lượt kéo nhau bay vào giảng đường. Khi loài côn trùng này xuất hiện với số lượng nhiều, trong giảng đường bốc mùi hăn hắc rất khó khịu. Nếu tiếp xúc với môi trường này trong thời gian dài có thể gây chảy nước mắt. Vì vậy trong thời gian này hầu như không còn ai dám vô giảng đường.
Những thành viên trong Chùa đã dùng nhiều cách để ngăn chặn như đóng chặt hết các cửa, tắt đèn vào ban đêm nhưng chúng vẫn len lỏi theo những lam gió chui vào. Một số phật tử dùng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt chúng nhưng hầu như không đạt kết quả nhiều. Chúng cứ ở trong giảng đường như vậy, đến khi hết mùa mưa, chúng tự động bay đi.
Sư San Văn Xiên cho biết thêm, ở trong sóc Chung Rút, ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, có một ngôi nhà của đồng bào Khmer, nhiều năm nay cũng bị loài côn trùng này vào trú ngụ. Mỗi khi chúng đến, gia chủ phải đóng cửa, bỏ nhà di dời sang hộ dân khác ở nhờ. Đến khi chúng bay đi hết mới trở về nhà làm ăn, sinh sống.
Không chỉ riêng ở xã Hòa Hiệp, những năm trước đây, phóng viên Báo Tây Ninh từng ghi nhận một số hộ dân ở ấp Giồng Cà, xã Bình Minh, TP. Tây Ninh, ở xã Tân Phú, huyện Tân Châu cũng từng xảy ra tình trạng con "đậu đen" tấn công nhà dân. Một điểm chung của những gia đình bị loài côn trùng này tìm đến đều là nhà được xây cất bằng vật liệu gỗ, trong nhà có nhiều bàn, ghế, tủ gỗ hoặc dự trữ củi trong nhà.
Giảng đường cũ của Chùa Chung Rút- nơi đang bị con "đậu đen" trú ngụ.
Giảng đường cũ của Chùa Chung Rút được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ, có thể là nơi lý tưởng để loài côn trùng này gặm nhắm?.
Một số khác đã chết, được gom lại thành những đống trước sân.
Xác con “đậu đen” vừa được quét ra cửa.
Con “đậu đen” không tiết dịch gây bỏng rát cho người nhưng chúng có mùi hôi rất khó chịu.
Hằng chục năm nay, cứ vào mùa mưa là con "đậu đen" bay vào giảng đường với số lượng nhiều vô kể.
Một số phật tử dùng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt chúng nhưng không đạt kết quả bao nhiêu.
Loài côn trùng này cư ngụ trong giảng đường, đến khi hết mùa mưa, chúng tự động bay đi.
Vì sao con “đậu đen” xuất hiện đúng thời điểm, địa điểm, đến nay vẫn còn là vấn đề khó hiểu.
Cận cảnh con “đậu đen”.
Đại Dương