Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nông dân hối hả nhổ khoai mì chạy mưa
Minh Dương - Thế Nhân
Xem các bài viết của tác giả
Thứ tư: 09:07 ngày 02/06/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra mưa lớn trên diện rộng, gây ngập cục bộ nhiều nơi. Trong đó, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng thấp phải hối hả nhổ mì chạy mưa do lo ngại củ mì bị ngập sẽ bị úng. Mưa lớn kéo dài vào những ngày cuối tháng 5 đã khiến không chỉ người nông dân mà ngay cả lái mì cũng phải chạy đôn chạy đáo để nhổ mì do bị ngập nước tại các khu vực trũng, thoát nước chậm..

Nhiều diện tích mì ruộng bị ngập nặng sau 2 cơn mưa lớn liên tiếp trong hai ngày 25 và 26.5 vừa qua.

KIẾM CÔNG NHỔ MÌ ĐỎ MẮT

Sáng 27.5.2021, người viết có mặt trên tuyến đường 788, đoạn qua hai xã An Cơ, Đồng Khởi thuộc huyện Châu Thành sau hai ngày mưa liên tiếp, nhiều ruộng mì của người dân bị ngập trong nước từ 20–50 cm, nhiều nông dân phải dùng máy bơm nước ra khỏi ruộng, vừa huy động nhân công lội sình nhổ mì.

Anh Nguyên, một nông dân ngụ ấp Sa Nghe, xã An Cơ cho biết, vụ mì năm nay gia đình anh trồng hơn 5 ha, hiện cây mì đang vào giai đoạn trữ bột, tuy nhiên do liên tiếp hứng những cơn mưa lớn, nên anh bắt buộc phải nhổ gấp, nếu không kịp thì củ mì sẽ bị úng, hư hỏng hết.

Theo anh Nguyên, không chỉ riêng mình gia đình, mà hầu hết như các hộ trồng mì nơi đây đều trong tâm trạng “như ngồi trên đống lửa”, bởi hiện nay gần như không thuê được nhân công thu hoạch mì, vì trong cùng thời điểm này có đến cả ngàn ha mì bị ngập như của gia đình anh.

Còn theo một nông dân tên T tại ấp Chòm Dừa, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, việc nhổ mì chạy mưa đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân trồng mì trong những năm qua. Tuy nhiên, vấn đề là việc tìm kiếm nhân công nhổ mì những ngày này rất khó, trong khi đó, dù nước có rút hết thì cũ mì cũng bị thối. Do vậy khi có mưa lớn, ruộng trồng mì bị ngập là buộc phải nhổ lấy cũ.

Những năm gần đây, những loại cây trồng như mía, cao su có giá bán thấp, trong khi các loại rau màu luôn trong tình trạng được mùa mất giá. Chính vì vậy, nhiều nông dân đem cây mì xuống ruộng trũng, thấp để trồng, trong khi giống mì có đặc tính là chỉ cần ngập nước hơn một ngày là củ sẽ bị hư hỏng.

Ông N.V.H, ngụ ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu cho biết, vụ mì năm 2021, ông có trên 10 ha cây trồng được khoảng gần 6 tháng tuổi, sau những trận mưa vừa qua, mặc dù không bị ứ đọng nước trên ruộng, nhưng ông vẫn phải gấp rút tìm nhân công để thu hoạch, vì sắp tới khi bước vào mùa mưa, rất khó tìm người thu hoạch.

Anh Phước, một nông dân tại ấp Gò Đá, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên cho biết, trong hai ngày 25 và 26.5 vừa qua, trên địa bàn xã Mỏ Công mưa liên tục từ sáng đến chiều, khiến tất cả ruộng mì của nông dân bị ngập. Tuy nhiên, việc kiếm công nhổ mì những năm qua ở khu vực nông thôn ngày càng khó, nhất là vào thời điểm mì bị ngập nước do mưa lớn. Để giảm bớt việc mì bị hư hỏng, anh Phước vừa bơm nước, vừa huy động cả gia đình cùng phụ thu hoạch mì.

Theo anh Phước, trước đây lái mì đến trả 2ha mì đang trồng của anh với giá 50 triệu/ha. Tuy nhiên do nghĩ rằng mùa mưa không đến sớm và không có những cơn mưa kéo dài nên anh Phước không đồng ý bán, cố chờ thêm một thời gian nữa thu hoạch để bán cho có thêm thu nhập. Thế nhưng việc “ đánh cược” với thời tiết không phải lúc nào người nông dân cũng thắng, và mùa mì năm nay, gia đình anh thất bại vì phải thu hoạch mì sớm. Thậm chí, trên một số diện tích cũ mì còn bị hư do ngập nước nhổ không kịp, chữ mì thấp...

Anh Phước cho rằng, việc khó kiếm nhân công lao động nhổ mì ở nông thôn những lúc cần, là do phần lớn các lái mì đều có đội ngũ công nhổ mì riêng. Vì thế, hiện nay khoảng 50% nông dân trồng mì đều chọn giải pháp bán mì non cho lái mì để bảo đảm an toàn trước việc thời tiết “ đỏng đảnh” dù lợi nhuận không cao. 

Dọc theo tuyến đường 795, nhiều ruộng mì với hàng trăm người hối hả vừa nhổ mì vừa chặt củ bám đầy bùn đất, trên đường thì hàng chục xe đứng chờ sẵn, theo một nhân công nhổ mì tại đây, việc nhổ mì mùa này rất vất vả, cây mì gặp sình (nước và đất nhão) nên rất khó kéo lên, củ lại dính đầy bùn đất nên khi vác lên xe rất nặng. Chưa kể việc phải chạy đôn chạy tháo tìm nhà máy tiêu thụ củ mì, do không phải lò mì nào cũng mua mì thu hoạch tại những ruộng bị ngập của nông dân.

Anh Nguyên phải huy động người thân trong gia đình đi nhổ mì chạy ngập.

ĐẾN NHÀ MÁY MÌ CŨNG KHỔ ?

Nhiều chủ nhà máy chế biến tinh bột mì có công suất nhỏ khi trao đổi cho chúng tôi cho biết, những ngày qua họ không mua củ mì của nông dân thu hoạch từ ruộng bị ngập nước. Nguyên do là phần lớn mì ruộng bị ngập dính bùn, đất nhiều, chữ tinh bột củ mì không cao... nên khi mua phải trừ tạp chất nhiều, nông dân không chịu.

Chưa kể củ mì còn phải qua công đoạn rửa sạch trước khi đưa vào sản xuất, mà những nhà máy có công suất nhỏ thì không có chỗ để rửa củ mì ruộng dính đầy bùn đất. Tinh bột củ mì thấp cho chất lượng bột không tốt, trong khi phần lớn bột mì của các nhà máy chế biến nhỏ đều dùng để sản xuất các mặt hàng thực phẩm trong nước như bánh tráng…Do đó, phần lớn các lò mì gấm, mì có công suất nhỏ nằm trên địa bàn xã Bình Minh ( thành phố Tây Ninh) và xã Trường Đông ( thị xã Hòa Thành) đều “ lắc tay” với việc thu mua mì ruộng.

Nhà máy mì Đ.K, một trong những nhà máy chế biến tinh bột mì có công suất lớn trên địa bàn huyện Tân Châu, những ngày qua có mua củ mì thu hoạch từ những ruộng bị ngập nước. Tuy nhiên, theo đại diện nhà máy, củ mì ruộng bị ngập mua về chế biến gần như nhà máy hòa vốn hoặc bị lỗ. Lý do nếu mua mì ruộng bị ngập của nông dân bị ngập nhổ sớm mà trừ tạp chất nhiều thì nông dân kêu ca, còn nhà máy trừ tạp chất ít thì nhà máy thiệt thòi.

Bên cạnh đó, việc đưa mì ruộng bị ngập vào sản xuất phải tốn chi phí nhiều hơn do phải tốn thi chi phí rửa củ, không ít củ mì bị hư hỏng, thúi do ngập nước phải bỏ ra. Đại diện nhà máy mì Đ.K cho rằng, nhiều người không hiểu cho rằng lợi dụng việc mì nông dân bị ngập để ép giá, đánh tạp chất cao...

Điều này chỉ những người kinh doanh, sản xuất tinh bột khoai mì mới hiểu được những khó khăn của việc thu mua mì ruộng mì ngập nước như thế nào. Tuy nhiên theo người này, dù mì ruộng năm nay bị ngập nhưng nông dân trồng mì không lỗ, do giá mì bán cho nhà máy hiện nay khoảng 3000 đồng/kg, chỉ những người thuê đất để trồng mới có thể bị lỗ.

Người dân xã An Cơ hối hả thu hoạch mì sớm nhưng vì nhà máy không mua mì ngập.

Theo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại theo thống kê của các địa phương trong tỉnh thì không có diện tích mì nào bị ngập mà nông dân phải bỏ, bởi ngập đến đâu nông dân thu hoạch đến đó. Do đó có thể nói rằng những cơn mưa lớn kéo dài vừa qua dù có gây thiệt hại cho nông dân trồng mì nhưng không trên diện rộng và thiệt hại cũng không nhiều.

Minh Dương - Thế Nhân

Tin liên quan