Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nòng pháo hay… súng thần công ?
Thứ hai: 06:01 ngày 18/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Hè này, tới trụ sở của Bảo tàng tỉnh trên đường Hoàng Lê Kha, tôi thấy không gian trưng bày ở ngoài trời khá đẹp.

Súng thần công và bảng thuyết minh được trưng bày tại Bảo tàng.

Hai chiếc máy bay Mỹ, chiến lợi phẩm thời kháng chiến chống Mỹ được bày ngoài sân trước Trung tâm Văn hoá tỉnh.

Trên đường vào trụ sở, dưới bóng những tàn hoa phượng đỏ là các loại vũ khí và quân cụ của quân đội Pháp và Mỹ. Ðấy là những món mà quân dân ta thu được sau chiến thắng ở các chiến trường trong tỉnh.Trong số ấy có cả một khẩu thần công, chắc là có từ thời hoàng đế Pháp Napoleon còn tại vị.

Nhìn vào tấm bảng thuyết minh, bỗng thấy giật mình khi bảng viết: “Nòng pháo trên chiến hạm Pháp/ Quân dân ta bắn chìm trên sông Sài Gòn năm 1950”.

Giật mình! Vì chẳng lẽ năm 1950 mà vũ khí của Pháp còn lạc hậu thế này chăng? Rõ ràng đây là một khẩu súng mà quân dân ta quen gọi là súng thần công.

Theo mô tả của giáo sư Trần Văn Giàu trong những trang viết về Sài Gòn Gia Ðịnh thời kỳ triều Nguyễn, đấy là: “đại bác bắn đạn gang, trúng ai nấy chết”.

Nghĩa là đạn gang được đúc tròn, đặc như quả bưởi. Thuốc súng nhồi trước vào nòng, cho đạn vào sau, rồi châm lửa đốt ngòi cho thuốc nổ đạn bay đi. Ðây là nguyên một khẩu súng, chứ không riêng là “nòng pháo”.

Giả dụ đến tận năm 1950 mà giặc Pháp vẫn còn dùng loại súng này thì chúng đã thất bại từ lâu. Vì lúc ấy, quân ta đã có cả đại bác, súng DKZ có thể bắn đạn nổ tiêu diệt cả tàu chiến lẫn xe tăng địch. Khẩu thần công này lại rất đặc biệt. Nó nặng tới 14.002kg (14 tấn). Nòng súng rộng từ 22 đến 30cm. Phần đế súng có đường kính đúng 1m.

Mong Bảo tàng tỉnh xem lại các tư liệu gốc, để điều chỉnh lại tấm bảng thuyết minh. Kẻo không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể hiểu lầm về lịch sử.

N.Q.V

 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục