Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ông Putin khẳng định sẽ không làm tổng thống trọn đời
Chủ nhật: 17:31 ngày 19/01/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ông Putin khẳng định sẽ không làm tổng thống trọn đời, trong bối cảnh có ý kiến rằng việc đề xuất sửa đổi hiến pháp là bước dọn đường cho ông nắm quyền trọn đời.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lên tiếng khẳng định ông sẽ không làm tổng thống trọn đời, theo hãng tin Sputnik.

Ông Putin cho biết trong buổi trò chuyện hôm 18-1 (giờ địa phương) ở TP St. Petersburg với các cựu chiến binh Liên Xô cũ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại buổi gặp gỡ này, một trong những cựu chiến binh đã đề nghị ông Putin "giải thích một số vấn đề liên quan tới việc thay đổi hiến pháp để quyền lực của tổng thống không bị giới hạn trong số nhiệm kỳ nhất định". Cựu chiến binh này tin rằng người dân Nga nên có quyền quyết định về việc có hay không tiếp tục ủng hộ người lãnh đạo hiện hành. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu thông điệp liên bang hôm 15-1. Ảnh: AP

Đáp lại, ông Putin khẳng định việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống ở thời điểm hiện tại hoàn toàn không thích hợp.  

"Về vấn đề giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, tôi hiểu rằng mọi người đang lo ngại về ổn định xã hội, ổn định đất nước và ổn định ngoại giao. Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên vô cùng đáng lo ngại nếu chúng ta lại một lần nữa áp dụng chính sách giữa những năm 1980, khi các lãnh đạo Liên Xô cũ nắm quyền trọn đời và khi rời chức, họ không hề có sự chuẩn bị chu đáo cho việc chuyển giao quyền lực. Do đó, rất cám ơn ông nhưng tôi cho rằng chúng ta không nên làm như vậy" - ông Putin chia sẻ.

Thông điệp liên bang ngày 15-1 của ông Putin được ví như một "quả bom" khi ông công bố ý định cải tổ hệ thống quyền lực ở Liên bang Nga thông qua việc sửa đổi hiến pháp.

Nhà phân tích người Nga Dmitry Butrin nhận xét nếu đi thẳng vào vấn đề, các đề xuất/chỉ đạo của ông Putin đồng nghĩa với việc nước Nga sẽ từ bỏ chế độ "siêu quyền lực tổng thống" để chuyển sang mô hình Cộng hòa Tổng thống - Nghị viện, trong đó Hội đồng Nhà nước có thêm nhiều quyền hành mới.

Bên cạnh đó, một điểm chính của cải cách là sáp nhập quyền lực tổng thống và nhánh hành pháp. Tổng thống Nga gần như sẽ là người đứng đầu nhánh hành pháp - giống như cách hệ thống chính trị của Mỹ hiện nay đang vận hành.

Nguồn PLO

Tin cùng chuyên mục