Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Chuyên thăm Trung Quốc của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trước khi kết thúc không hề được báo chí đưa tin, ngay lập tức thu hút sự chú ý của các chính trị gia và nhà báo từ các nước khác nhau.
Ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un.
Chỉ riêng chuyện Chủ tịch Tập Cận Bình vội vã thông báo về kết quả cuộc gặp cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì bình luận khi phát biểu tại Thượng viện Nhật Bản đã cho thấy chuyến công du này được quan tâm đến mức nào.
Sự chú ý như vậy rất dễ giải thích: Bán đảo Triều Tiên là một trong những điểm nóng nhất hành tinh. Xác suất một cuộc chiến tranh trên bán đảo chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên về vũ khí hạt nhân.
Nhiều người, trước hết là Mỹ, coi Bắc Kinh là lực lượng duy nhất có thể ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng trong vấn đề sở hữu hay không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chuyến thăm của ông Kim Jong-un được quan tâm còn bởi lý do là ông ta đã hứa sẽ gặp tổng thống Hàn Quốc trong tháng Tư, và gặp Tổng thống Mỹ trong tháng Năm năm nay gặp nhau để thảo luận về tình hình trên bán đảo.
Không biết chính xác các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên và Mỹ sẽ nói với nhau những gì trong các cuộc gặp sắp tới, hiện nay các nhà quan sát đang cố gắng đoán xem những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Dĩ nhiên, Kim Jong-un đã tới Bắc Kinh trước các cuộc đàm phán quan trọng đó. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông ta tới Trung Quốc sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong năm 2011.
Dường như trước đó nhà lãnh đạo Triều Tiên đã rất không hài lòng với Trung Quốc vì nước này tham gia các biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt chống Bắc Triều Tiên.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hơn bất kỳ nước nào khác, Trung Quốc không muốn chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt nếu đó là chiến tranh hạt nhân. Bắc Kinh cũng nhận thức rõ về những hậu quả tiêu cực sẽ kéo theo, nếu chế độ Kim sụp đổ: ô nhiễm hạt nhân sẽ lan sang lãnh thổ Trung Quốc, những người tị nạn CHDCND Triều Tiên sẽ đổ vào khu vực láng giềng, quân đội Mỹ thậm chí sẽ tiến gần hơn với biên giới của Trung Quốc.
Một điều nữa không thể bỏ qua nữa là: sự diệt vong của chính phủ Bắc Triều Tiên, được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản, sẽ là đòn giáng mạnh vào hình ảnh của một Đảng Cộng sản khác - Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vì vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định làm việc với nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên. Mặc dù chuyến thăm này là không chính thức, cuộc tiếp đón Kim Jong-un được tổ chức ở cấp độ người đứng đầu chính thức của nhà nước: với thảm đỏ, với đội cận vệ danh dự, với pháo hoa đón chào Kim Jong-un cùng phu nhân.
Đằng sau tiếng lanh canh chạm ly với rượu vang đỏ, các nhà quan sát nhận thấy rằng Tập Cận Bình khuyên vị khách của mình "thúc đẩy cải cách và phát triển hòa bình" CHDCND Triều Tiên và nhiều lần đề cập đến sự cần thiết phải phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Kim Jong-un có vẻ tán thành điều này.Thật ra, ông nếu quan điểm "phi hạt nhân hóa" của mình với các điều kiện nhất định: "Vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết, nếu Hàn Quốc và Mỹ trả lời thiện chí các nỗ lực của chúng tôi để tạo ra một bầu không khí hòa bình và ổn định, cũng như sẽ tiến hành những biện pháp nhất quán và phối hợp để đạt được hòa bình," - Tân Hoa Xã dẫn lời Kim Jong-un.
Và Kim Jong-un còn cho rằng phi hạt nhân hóa có nghĩa là giảm vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un tại cuộc thăm Trung Quốc
Nhiều khả năng đây không phải là kiểu phi hạt nhân mà Washington, Tokyo, Seoul mong đợi. "Giờ đây, điều quan trọng là Bắc Triều Tiên phải hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo" - Thủ tướng Shinzo Abe nói.
Rõ ràng, Bình Nhưỡng sẽ không làm điều này. Kim Jong-un biết rõ Saddam Hussein và Muammar Gaddafi đã phải trả giá như thế nào khi chấp nhận yêu cầu từ bỏ WMD của phương Tây.
Không thể tin vào sự trung thực và đúng đắn của Nhà Trắng. Cũng giống như cha và ông nội của mình, Kim Jong-un cần một lá chắn nguyên tử để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chủ thể của Bắc Triều Tiên.
Nhưng dù sao đây cũng không phải là ngõ cụt không có lối thoát. Sau tất cả, có sự tồn tại các kho vũ khí hạt nhân ở dạng đóng băng của Ấn Độ, Pakistan, Israel, và điều đó không gây ra mối quan tâm đặc biệt nào trong cộng đồng quốc tế.
Hoặc có lẽ Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Kim Jong-un rằng Trung Quốc sẽ dương "chiếc ô hạt nhân" của mình trên Bắc Triều Tiên?
Nguồn vn.sputniknews.com