Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phấn đấu đến năm 2026, toàn bộ xã, phường có điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu niên, nhi đồng
Thứ tư: 07:59 ngày 14/09/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ngày 23.8.2022 vừa qua, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2026.

Hoạt động dạy bơi thu hút đông đảo trẻ tham gia tại Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Bến Cầu (ảnh minh hoạ)

Phát huy tính gương mẫu, tự giác của cá nhân, cơ quan, đơn vị

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2026 đạt các chỉ tiêu sau: 80% người dân được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; 85% thiết chế văn hoá ở cơ sở thực chất hoạt động có chất lượng, hiệu quả; 100% Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn có điểm sinh hoạt, vui chơi dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, tiêu biểu; 70% ấp, khu phố giữ vững danh hiệu văn hoá, tiêu biểu; 80% gia đình giữ vững danh hiệu gia đình văn hoá, tiêu biểu, hạnh phúc và 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá…

Để phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh đề nghị, hằng năm, các cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm các quy định về văn hoá công sở, văn hoá công vụ và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên để văn hoá thực sự là động lực, đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy tính gương mẫu, tự giác, tuân thủ pháp luật của cá nhân, cơ quan, đơn vị và trong cộng đồng xã hội; có biện pháp ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng môi trường văn hoá.

Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-TU ngày 7.10.2021 của Tỉnh uỷ về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, để gia đình thực sự là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng; giáo dục truyền thống gia đình, nếp sống văn hoá và chuẩn mực ứng xử cho các công dân. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hoá tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

Đảng viên, cán bộ, công chức phải gương mẫu, tiên phong

Để hiện thực hoá các mục tiêu của chương trình, UBND tỉnh yêu cầu đa dạng hoá hoạt động tuyên truyền, triển khai việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang theo nội dung Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9.2.2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 262/UBND-KGVX ngày 19.1.2022 của UBND tỉnh.

Cùng với đó, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; chấp hành kỷ luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống phô trương, hình thức; không lạm dụng công quỹ, phương tiện, tài sản công phục vụ mục đích cá nhân; phát huy tinh thần trách nhiệm và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, không phù hợp.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, tiêu biểu; ấp, khu phố văn hoá, tiêu biểu. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá”. Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua do tỉnh phát động và xây dựng đô thị văn minh. 

Cùng với kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, chú trọng hình thức tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội, kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hoá, lệch chuẩn về văn hoá; đấu tranh, lên án mạnh mẽ các tệ nạn xã hội như: mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc, cá độ, xâm hại phụ nữ, trẻ em... gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về vai trò của văn hoá, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá gắn với phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua ở cơ sở.

Giới thiệu, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội các mô hình điển hình tiên tiến, tiêu biểu có cách nghĩ, cách làm tích cực, sáng tạo trong xây dựng môi trường văn hoá, đời sống văn hoá và thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở các cấp; tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, các nội dung lành mạnh, “thông tin tốt, câu chuyện đẹp”, đẩy lùi thông tin tiêu cực, tin xấu, tin giả; xây dựng các tác phẩm văn hoá phù hợp với thuần phong mỹ tục, có tính giáo dục dành cho thanh thiếu nhi và nhân dân trên không gian mạng.

Đức An

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục