Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền (tiếp theo và hết)
Thứ ba: 23:41 ngày 05/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Như chúng tôi đã viết ở phần 1, người địa phương (ấp Thanh Trung hiện nay) gọi con rạch này là Sai Răng, hoặc Kha Răng. Trong câu chuyện của mình về “ông Gốc”, ông Ba Thuốc (sinh năm 1935) đã nói về cái tên Sai Răng là do “Thằng Tây chủ hãng đường gọi là Kê Răng, có thể theo tên nhà máy, mà dân mình gọi theo chệch ra là Sai Răng”.

Rạch Khê Răng ngày nay.

Như vậy là, đã có những địa danh “ảo” trong các kết quả nghiên cứu. Cái Răng là một ví dụ cụ thể nhất, hoàn toàn không có ở Thanh Điền, nói cách khác là không có trên thực tế nhưng lại xuất hiện trong các sách “dã sử” rồi được mặc nhiên khẳng định trong các sách sử ra sau.

Gần đây nhất là bộ mới Tây Ninh đất và người (Nxb Thanh niên, 12.2021), trong bài Một số địa danh ở Tây Ninh của Lê Trung Hoa và Nguyễn Thanh Lợi vẫn còn ghi: “Cái Răng là rạch ở xã Thanh Điền”, kèm theo là lời giải thích: “Cái là rạch, Răng có lẽ do biến âm từ Krau” (Cà Ràng- tiếng Khmer). Sự hiểu lầm trên đây, có lẽ đều bắt nguồn từ việc tham khảo sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Sài Gòn- 1972).

Rất may là các sách sử, tư liệu Tây Ninh khác đều không mắc lỗi sai này. Sự kế thừa đã có chọn lọc. Nhất là các cuốn lịch sử của xã Thanh Điền và huyện Châu Thành đều không ghi nhận cái tên rạch Cái Răng. Ngay cả bản thảo cuốn sách 30 năm làm nên sự nghiệp anh hùng của Đảng bộ xã Thanh Điền, một cuốn khảo tả rất chi tiết về con người và miền đất, cũng không hề xuất hiện rạch Cái Răng. Cho dù, sách cũng có đoạn nói về nghĩa quân thời kỳ đầu chống Pháp: “Thanh Điền cũng là nơi quân khởi nghĩa dùng làm cơ sở.

Tại Bàu Đưng còn dấu vết “cọc nọc”. Cọc nọc là chỗ dùng đóng ghe thuyền cho nghĩa quân. Bến Lớn, bến Bãi Chệt là nơi mà quân khởi nghĩa thường lui tới. Nhân dân Thanh Điền đã góp công, góp sức cho nghĩa quân. Dòng máu của nghĩa quân và nhân dân Thanh Điền là dòng máu không hàng phục bất công, chống áp bức…”. Bản thảo này còn kể đến một loạt địa danh lịch sử khác, như bàu Khỉ, bàu Voi, đám tràm Ông Thu, truông Tre, trảng Bò Cạp… nhưng cũng tuyệt nhiên không có rạch Cái Răng. Tuy nhiên, sách này có đoạn viết nhà máy đường đầu tiên trên địa bàn xã là nhà máy Kérand.

Như chúng tôi đã viết ở phần 1, người địa phương (ấp Thanh Trung hiện nay) gọi con rạch này là Sai Răng, hoặc Kha Răng. Trong câu chuyện của mình về “ông Gc”, ông Ba Thuốc (sinh năm 1935) đã nói về cái tên Sai Răng là do “Thằng Tây chủ hãng đường gọi là Kê Răng, có thể theo tên nhà máy, mà dân mình gọi theo chệch ra là Sai Răng”.

Sách Tây Ninh đất và người bộ mới cũng có thêm bài: “Địa danh Khe Răng - Khê Lăng - Xỉ Khê ở Tây Ninh” của tác giả Đoàn Văn Nghiệp. Ông cho biết, cái tên Khe Răng là tên rạch Tây Ninh, được chép trong sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức lại viết là Khê Lăng giang. Sách Đại Nam nht thng chí của quốc sử quán triều Nguyễn thì ghi là sông Xỉ Khê. Một con rạch không lớn lắm, lại được hầu hết các sách lịch sử xưa nhắc tới cũng đủ nói lên tầm quan trọng của Khe Răng (hay Khê Lăng, Xỉ Khê) nay là rạch Tây Ninh.

Có thể vì sự quan trọng và nổi tiếng ấy mà con rạch cụt và nhỏ, cách vàm rch Khê Răng gần một cây số, nơi có hãng đường cũng được các ông chủ hãng gọi luôn là Kê Răng cho thương lái các nơi dễ nhận biết mà lui tới. Con rạch cụt và nhỏ ấy cũng là nơi nghĩa quân Nguyễn Phương Hồng đến đóng quân chờ đợi thời cơ để tấn công quân Pháp. Tiếc thay, chí lớn chưa thành thì ông đã bị chúng bao vây tiến đánh. Nơi đây chỉ cách thành phủ Tây Ninh không đầy 9km.

Theo đường 786 từ TP. Tây Ninh mà ra, không đi lên cu mà r theo nhánh đường bên phải tới bến phà xưa. Thì cách bến chỉ vài chục mét có đường rẽ phải cặp theo sông Vàm C Đông. Cui năm, nước va rút nên đường đã khô nhưng còn khp khnh si đá, .

Vượt cây cu bê tông dân t to bc qua kênh Hai Thước. Cu cũng ch rng chưa đầy 2m, không có lan can. Từ đây nhìn rõ cây cầu Gò Chai vẽ một đường cong thanh mảnh nhẹ nhàng trên lấp loá trắng mặt sông Vàm Cỏ. Đi tiếp đường bờ vài trăm mét nữa thì thấy một chòm dừa, nơi duy nhất có một mái nhà của dân giữa um tùm dừa xanh mát. Chung quanh toàn là ruộng lúa và vườn chuối, phóng tầm mắt qua cánh đồng ruộng bao la, mới chỉ loang đầy sắc vàng hoa rong, là thấy núi Bà Đen sẫm xanh ở phía chân trời.

Con rạch cụt, có tên Sai Răng (Kê Răng) ngày trước ấy, nay đã được vươn dài vào bên trong đồng nhờ kênh 8 thuỷ lợi. Trên dòng kênh, bên cạnh cây cầu khỉ đơn sơ bằng tre có một con xuồng chở người đi buông chài kiếm cá.

Vài người đàn ông chăn vịt và làm ruộng đang lúc nghỉ ngơi dưới bóng dừa. Họ đều trạc tuổi trung niên, nên chẳng ai nhớ vị trí ngôi miếu thờ “ông Gc” ngày xưa. Phần lớn chỉ biết đây chính là “hãng đường của Tây” ngày trước.

Người biết rõ về “ông Gc” nhất nay đã 86 tuổi, là ông Ba Thuốc, có nhà ở ngay trước đền thờ họ Trương trong ấp Thanh Trung. Chính ông là người đã tận mắt thấy “ông Gc” lập lờ trôi trên sông, khi ông còn trẻ thường đi qua lại giữa 2 xã Thanh Điền và Ninh Điền.

Ông bảo, không như Tây Ninh xưa viết là “từ năm 1947 đến giờ không còn thấy ông Gc nữa”. Sự thật thì, đến năm 1966, khi Mỹ đổ quân vào Trảng Lớn, huy động quân thuỷ, bộ đánh Thanh Điền thì “ông” mới bỏ đi.

“Ông” ở đây là một gốc cây, không phải cây quý như lim, gõ nhưng mà rất lớn. Đoạn cây nhờ lên mặt nước cao chừng 6-7 tấc (0,6-0,7m). Đoạn cây nhô lên ấy thường hướng về phía Đông-Bắc. Có người dân chài chèo ghe tới, lắc thử thì gốc cây không hề lay chuyển.

Lại có người Bắc di cư sau 1954 làm nghề chài lưới, không biết nên vô tình cột ghe vào gốc cây, về bị đau bệnh nặng, sau phải đốt nhang khấn vái “không dám vậy nữa” thì mới hết! Lạ một điều là dù nước chảy xuôi, nhưng “ông Gc” lại luôn di chuyển ngược dòng. Từ bến Cây, đến vàm kênh 10 và sau na là ti Gò Ni.

Ngay mùa lũ lịch sử tháng 11.1952, nước lũ d di thế mà gc cây cũng không b cun trôi. Ông còn cho biết, sau khi người Pháp làm nhà máy (hãng đường) thì nước thi: dơ dáy sao đó, mà ông li trôi qua bên kia sông, gn vi Ninh Đin. Không rõ là do ông ghét quân Pháp hay không chu ni vi nước sông b ô nhim khi nhà máy hot độngDù vy thì công nhân hãng đường vn tôn kính, lp miếu th ông trên mt gò đất bên tả ngạn vàm rạch Sai Răng. Miếu này đến nay không còn nữa.

Không còn miếu thờ, nhưng dấu vết của hãng đường nối đầu thế k 20 còn khá rõ. Đấy là gch v còn l ra trên đất, dù là đường b, hay vườn chui, vườn cây. Đó là loi gch th có kích thước chun thi Pháp thuc là 11 x 22 x 5,5cm. Thỉnh thoảng lại có một viên vỡ có màu vàng đặc biệt, có khắc chữ ở mặt ngoài.

Dường như đó là gạch chịu lửa để xây lò. Một vài người rành rẽ vùng đất này cho biết: phía bên hữu ngạn rạch Sai Răng là khu nhà ở của thợ thuyền. Bên tả ngạn là khu nhà máy. Khu nhà ở nay chỉ còn một ngôi nhà dân làm sau đó, cũng đã bị bỏ hoang.

Nay đang được cải tạo thành vườn và ao xen kẽ, vườn trồng chuối và cà na Thái. Hoa sung điểm hồng trên khắp mặt ao. Bên phía xưa là nhà máy, cũng đã có một chủ mới, đã xây một trại chăn nuôi và trồng chuối khắp trên đất vườn còn lại.

Xưa nay, người ta thường biết có hãng đường qua câu chuyện về trận đánh Bàu Cá Trê nổi tiếng diễn ra trên lộ 7 (nay là ĐT 786). Lực lượng cách mạng non trẻ của Tây Ninh đã đánh trận đầu thắng lợi, khi quân Pháp vừa chiếm lại Tây Ninh (ngày 8.11.1945) và tiến ra kiểm soát hãng đường.

Phần còn lại về hãng đường thì đã không còn mấy người biết tới. Ngay cả Địa chí Tây Ninh cũng không ghi lại, dù đây có thể là nhà máy đường đầu tiên trên đất Tây Ninh. Theo Tây Ninh xưa, thì hãng là của Hoa kiều lập nên năm 1920, đến năm 1938 thì bán lại cho người Pháp.

Sách Tây Ninh đất và người (Nxb Thanh niên 2020) có phần phụ lục- Niên biểu Tây Ninh cho biết: “Công ty đường Tây Ninh và rượu rum Cần Thơ được thành lập với số vốn 200.000 đồng, tương đương 2.016.000 francs, vào năm 1924”. Công ty xưa, nay toàn gạch vỡ. Một bác nông dân lặn mò trên ruộng một lúc thì tìm được một viên gạch chịu lửa còn nguyên vẹn. Gạch có kích thước là 11 x 22 x 6cm. Trên mặt gạch khắc chìm 3 dòng chữ. Có thể đó là gạch của hãng SATIC, từ Pháp chở qua để xây lò tại nhà máy Tây Ninh?

TRẦN VŨ

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục