Công nghệ   Khoa học

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Phát hiện 'Siêu lục địa' có thể hủy hoại Trái Đất 

Cập nhật ngày: 16/01/2024 - 09:17

Cách đây 200 triệu năm, siêu lục địa Pangea tách rời, tạo ra nhiều lục địa như chúng ta thấy ngày nay trên Trái đất, phân tách bởi các đại dương khổng lồ. Nhiều khả năng một siêu lục địa khác sẽ hình thành trên hành tinh trong tương lai, theo IFL Science. Khi các lục địa hợp lại, điều gì sẽ xảy ra?

Gần đây các nhà khoa học dự đoán về siêu lục địa tiếp theo sẽ hình thành khoảng 50 đến 250 triệu năm bắt đầu từ hôm nay. Rất khó nói siêu lục địa này trông như thế nào, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ tất cả lục địa ngoại trừ Nam Cực có thể hợp lại quanh cực bắc trong khoảng 200 triệu năm tới, tạo ra siêu lục địa mới tên Amasia. Khả năng khác là tất cả lục địa sẽ hợp nhất quanh xích đạo trong vòng 250 triệu năm, dẫn tới sự ra đời của siêu lục địa Aurica.

Khi các lục địa tập hợp lại, có nhiều khả năng đốt nóng mọi thứ. Sự dịch chuyển các mảng và sự va chạm lục địa có thể tạo ra và mở rộng các khe nứt trên lớp vỏ Trái Đất, dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn khí cacbon và CH4 vào khí quyển.

Việc tràn ngập các khí nhà kính sẽ khiến hành tinh nóng lên nhanh chóng có thể gây ra tuyệt chủng hàng loạt.

Kích thước của các khe nứt này sẽ gần như không thể bịt kín lại được, thậm chí nếu chúng ta có thể, thì áp lực tạo ra chỉ làm sinh ra các vết nứt mới.

Thật may, ta có ít nhất 50 triệu năm để đưa ra một giải pháp.

Ở Iceland, các thử nghiệm được tiến hành gần đây có thể trữ carbon trong đá bazan, điều này giúp việc chuyển đổi các khí này thành đá trở nên nhanh chóng.

Vì vậy, có khả năng là một mạng lưới toàn cầu các đường ống có thể chuyển hướng khí thoát ra thành các mỏ đá Bazan, điều này làm giảm lượng khí thải và bảo vệ siêu lục địa tương lai của chúng ta.

Nguồn TPO

Từ khóa
carbonbazan