Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phạt lỗi nồng độ cồn: Xe đâu có say mà giữ
Thứ hai: 09:20 ngày 22/08/2016

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Độc giả ủng hộ việc xử phạt tài xế uống rượu bia vẫn lái xe, nhưng điều họ quan tâm hơn là biện pháp trước mắt không để tái phạm, và lâu dài khắc phục vi phạm giao thông.

Sau một vài ngày công an Hà Nội ra quân xử phạt lỗi nồng độ cồn, đã có nhiều tài xế bị phạt, thậm chí mức rất nặng như 17 triệu đồng, tạm giữ ô tô 7 ngày, tước bằng 5 tháng.

Độc giả Nguyen Quynh Tram băn khoăn người vi phạm bị phạt là đúng, nhưng cớ sao giữ ô tô, khi tài sản này chỉ có thể bị giữ để điều tra khi xảy ra tai nạn.

Một độc giả khác cũng đồng tình phạt tiền nặng để răn đe lái xe uống rượu bia, nhưng cũng thấy không nên giữ xe vì đây là tài sản của công dân. Việc giữ xe cũng gây lãng phí của cải xã hội mà bằng chứng chính là các bãi giữ xe phạt để giữa nắng mưa.


Tài xế sau khi uống bia đã lái xe ra khỏi quán, bị lực lượng chức năng kiểm tra và phạt tiền. Ảnh: Phạm Hải

Độc giả Sang Nguyen Ngoc cũng phân tích: "Phương tiện không có lỗi, lỗi là do con người uống bia rượu. Hơn nữa, chiếc xe là tài sản chung của gia đình do một người đứng tên sở hữu, phục vụ việc đi lại của gia đình.

Chỉ nên tập trung phạt tiền và giữ giấy phép lái xe. Đồng thời cấm họ điều khiển phương tiện, yêu cầu nhờ người nhà hoặc bạn bè có giấy phép lái xe đến mang xe về, tránh việc giữ và bảo quản phương tiện tại cơ quan công an".

Độc giả Ngoc Binh Do cho rằng tạm giữ xe lâu như vậy không thỏa đáng, vì người ta "cũng cần phải có xe để đi làm lấy tiền trả tiền phạt".

Nhưng cũng có những ý kiến ngược lại, như độc giả Say nhấn mạnh: "Phạt việc uống bia rượu rồi tham gia giao thông không chỉ để thu tiền, mà là ngăn ngừa tai nạn. Mấy ông say rượu rồi nộp phạt, để lái xe đi tiếp lại gây tai nạn thì cần gì phạt?".

Độc giả Phan Bá đồng tình: "Xe là một phần của hình phạt đã được quy định và thông báo. Người dân không thể viện dẫn là không biết luật, vì đó là nguyên tắc quan trọng của luật. Anh uống rượu say xỉn có thể gây tai nạn, gây nguy hiểm cho người khác và cho cả chính mình".

Nên nhắc nhở trước, phạt sau

Độc giả Tony Nguyễn không đồng tình phạt nặng, vì đất nước còn nghèo, cứ đánh mạnh vào đồng lương thì sao mà chịu nổi. 

Độc giả Thinh cũng phân tích: "Anh em tài xế đâu ai hoàn cảnh giống ai. Có người bị phạt xong là vợ con đói". Theo độc giả này, cảnh sát VN nên học hỏi cảnh sát các nước "nhắc nhở trước, phạt sau".

Độc giả Người Dân đồng tình "thay vì hoá trang rồi thông tin để phạt, anh em CSGT nhắc nhở người lái xe ngay tại quán nhậu trước khi lên xe xem ra hợp lý hơn là để họ làm sai rồi phạt".

Độc giả Huy Dang phân tích rõ hơn: Phạt người sử dụng rượu bia là đúng nhưng cách làm của CSGT lại không tốt lắm và chỉ nhằm người ta sai phạm. Để răn đe lái xe không uống rượu thì bố trí vài CSGT đứng cách đó 5-10m, ai cố tình vi phạm thì mới phạt. 

Độc giả Doban cũng nghĩ đến phương pháp giải quyết lâu dài hơn là chỉ giải quyết phần ngọn: Trước tiên cần đào tạo ý thức cho mọi người tham gia giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt, tiếp đó phát triển phương tiện công cộng để hạn chế sử dụng xe máy. 

Cán bộ uống say lái xe ai phạt?

Đồng tình việc xử phạt người uống rượu bia vẫn lái xe, độc giả 'Dân hỏi ai trả lời' đặt vấn đề: Công an, cán bộ uống thì ai phạt? Nếu tôi ngồi cùng quán biết công an hoặc cán bộ uống rượu bia thì tôi báo ai? 

Độc giả Công Lý chia sẻ: "Đã phạt người tham gia giao thông với mức phạt cực kỳ nghiêm khắc (17 triệu vì nồng độ cồn + tước bằng 5 tháng + tạm giữ xe 7 ngày) thì cần phạt CSGT nghiêm khắc hơn nhiều lần, vì người thực thi công vụ phải chấp hành luật pháp nghiêm hơn. 

Độc giả cũng lo ngại những nguy cơ tiêu cực khác như việc cảnh sát lập chốt gần quán nhậu. Theo độc giả Maixuan, việc này là "thiếu nhân văn trong một xã hội hiện đại", chưa kể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các nhà hàng.

"Mật phục ở một quán bia thì khác nào ép quán bia đó phải biết điều với đội CSGT tại địa bàn", độc giả Tuấn Hoàng băn khoăn.

Độc giả Ha Anh còn thấy CSGT chỉ lo "hóa trang" để "rình người uống rượu" thì không còn thời gian làm những việc khác quan trọng mà xã hội thực sự cần: giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn...

"Làm thế là mất thời gian và khuyến khích CSGT bỏ các việc chính. Những ngã tư quan trọng bao nhiêu người vượt đèn đỏ, không mũ bảo hiểm, lề đường bị lấn chiếm bán hàng..., rất cần các anh CSGT", độc giả phản ánh.

Nguồn vietnamnet

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục