Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phát triển bền vững cây khoai mì và liên kết tiêu thụ giữa nhà máy với người trồng mì
Thứ ba: 22:53 ngày 28/11/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sáng 28.11, tại khách sạn Sunrise (thành phố Tây Ninh), Hiệp hội Sắn Việt Nam phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh tổ chức hội nghị giải pháp phát triển bền vững cây khoai mì và liên kết tiêu thụ giữa nhà máy với người trồng mì tỉnh Tây Ninh

Tham quan mô hình chọn tạo giống khoai mì kháng bệnh khảm lá tại huyện Tân Châu.

Tham dự có lãnh đạo Hiệp hội Sắn Việt Nam; các sở, ngành liên quan; nông dân và đại diện các nhà máy chế biến khoai mì trên địa bàn tỉnh.

Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng khoai mì lớn thứ hai cả nước và năng suất đứng nhất cả nước. Năm 2023, diện tích cây khoai mì trên địa bàn tỉnh khoảng 60.750 ha, năng suất 33,5 tấn/ha, sản lượng đạt 2 triệu tấn, tăng 10 ngàn tấn so với năm 2022.

Trong chế biến khoai mì, khoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ngành khoai mì cũng đang đối diện với nhiều thách thức như: chưa có sự liên kết giữa sản xuất và chế biến; chưa bảo đảm nguồn nguyên liệu khoai mì đáp ứng tốt nhu cầu chế biến; chưa đa dạng sản phẩm sau chế biến mà chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô; chưa đa dạng thị trường xuất khẩu tinh bột mà phần lớn còn phụ thuộc vào kênh phân phối gián tiếp...

Ông Nghiêm Minh Tiến- Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị đã thảo luận các giải pháp kết nối giữa nhà máy với người trồng khoai mì, giải pháp phát triển cây khoai mì bền vững, chú trọng yếu tố về môi trường. Đồng thời đối thoại giữa nhà máy với cơ quan Nhà nước và Hiệp hội Sắn Việt Nam, qua đó ghi nhận các ý kiến, khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Sắn Việt Nam giải quyết những vấn đề doanh nghiệp đang rất quan tâm như tiêu chuẩn môi trường, phòng cháy chữa cháy cho ngành khoai mì; thông quan hàng hoá để đưa củ khoai mì và cây mì giống qua lại giữa Việt Nam và Campuchia; hợp tác với Trung Quốc để đưa sản phẩm khoai mì vào các hiệp định có lợi cho hai nước trong vấn đề mua bán, thông quan...

Ngoài ra, Sở NN&PTNT còn phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chống gian lận thương mại trong kinh doanh khoai mì; cơ chế liên kết nông dân với nhà máy để hai bên cùng có lợi; thí điểm thành lập quỹ bình ổn về khoai mì; tăng cường công tác quản lý giống và quy trình sản xuất khoai mì thích ứng với biến đổi khí hậu; thành lập ít nhất một hội quán về cây khoai mì, từ đó có sự kết nối và hợp tác giữa các nhà máy.

Trúc Ly

 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục