Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phát triển sản phẩm OCOP thực chất, bền vững
Thứ sáu: 14:44 ngày 17/05/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Những năm qua, việc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại hiệu quả kinh tế, trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở vùng nông thôn.

Sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá tại một hội nghị Nâng tầm sản phẩm OCOP.

Năm 2024, tỉnh tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cấp hạng sao các sản phẩm OCOP đã được công nhận trong các năm qua; tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; nâng cao năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (gọi chung là chủ thể sản xuất) tham gia chương trình OCOP.

Sản xuất sản phẩm OCOP đã góp phần làm thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn nhiều chủ thể chưa hiểu rõ về định hướng, yêu cầu của chương trình, đặc biệt là các quy định của pháp luật trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Các chủ thể có sản phẩm tiềm năng nhưng không tự tin tham gia Chương trình OCOP vì chưa thấy được ý nghĩa của việc tham gia chương trình và nghĩ rằng các thủ tục hồ sơ quá nhiều.

Vấn đề này cũng đã được các cấp, ngành của tỉnh nhìn nhận và đề ra nhiều giải pháp khắc phục. Tại Kế hoạch số 1655/KH-SNN, ngày 9.5.2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2024, Sở yêu cầu các địa phương xác định sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng của tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, là nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài của chính quyền địa phương.

Các chủ thể sản xuất trưng bày sản phẩm OCOP tại một hội nghị Nâng tầm sản phẩm OCOP.

Địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm thực hiện tốt các nội dung hoạt động của chương trình OCOP; phát triển các sản phẩm OCOP đa dạng hoá, nâng cao chất lượng theo 6 ngành hàng; phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hoá.

Mục tiêu của kế hoạch là trong năm 2024, tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã với 100% đơn vị cấp huyện có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình; có từ 15-20 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, các trang thương mại điện tử, hội chợ...

Để đạt được mục tiêu đề ra, Kế hoạch quy định rõ việc thực hiện chu trình OCOP đối với các sản phẩm đăng ký tham gia. Đối với những sản phẩm hiện có, căn cứ theo mức độ hoàn thiện của các sản phẩm để có giải pháp tư vấn, hỗ trợ cải tiến, nâng cấp sản phẩm phù hợp với chu trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và điều kiện của cơ sở sản xuất.

Đối với những sản phẩm từ ý tưởng mới, thực hiện đúng Chu trình OCOP 6 bước trên cơ sở đề xuất theo nhu cầu và khả năng của cơ sở sản xuất; UBND cấp xã, cơ quan thường trực chương trình cấp huyện chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký ý tưởng sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP.

Sản phẩm OCOP được được trưng bày, quảng bá tại chợ Suối Dây, huyện Tân Châu.

Đối với các sản phẩm OCOP đề nghị nâng hạng sao, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, nâng hạng sao sản phẩm OCOP theo chu trình.

OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, để chương trình hiệu quả, bền vững, cần có sự nỗ lực từ chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã và sự chung tay của người nông dân. 

Nhi Trần

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục