Phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội, là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi tạo ra nhiều đồ trang sức đẹp, nổi tiếng trong và ngoài Việt Nam.
Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội, là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi tạo ra nhiều đồ trang sức đẹp, nổi tiếng trong và ngoài Việt Nam. Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm là tạo dáng nghệ thuật, tạo văn (nét chìm, nét nổi) tinh xảo và sinh động.
Trước đây, phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Họ xuất thân từ ba làng nghề làm đồ vàng bạc nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê (tỉnh Hưng Yên), làng Ðồng Xâm (tỉnh Thái Bình) và làng Định Công.
Vào thế kỷ 15, quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín - vốn người làng Châu Khê được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay) bởi lúc bấy giờ bạc nén được dùng làm đơn vị tiền tệ để trao đổi. Ông đã đưa thợ ở Châu Khê tới kinh thành lập xưởng đúc bạc. Dần dần, cùng với nghề đúc bạc, thợ Châu Khê làm cả nghề thợ trang trí vàng bạc. Ðến đầu thế kỷ 19, dưới triều Nguyễn, xưởng đúc bạc nén chuyển vào Huế (miền Trung Việt Nam). Phần lớn thợ Châu Khê vẫn ở tại Thăng Long làm nghề kim hoàn, họ lập thành phường thợ tại phố Hàng Bạc ngày nay. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng bạc ở Ðịnh Công và Ðồng Xâm tới lập nghiệp. Người ta sản xuất, buôn bán, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn. Vì vậy, vào thời Pháp thuộc, phố này còn có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (phố Ðổi Bạc).
Với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã làm ra nhiều sản phẩm vàng bạc tinh xảo, nhất là đồ trang sức. Người thợ kim hoàn ở Hàng Bạc thường chạm khắc trên các đồ vàng bạc theo các mẫu trang trí nhất định. Tứ linh (long, ly- còn gọi là lân, quy, phượng) là loại mẫu phổ biến nhất. Riêng hình tượng long (con rồng) đã được bàn tay khéo léo của nghệ nhân thể hiện với nhiều chủ đề khác nhau: (hai con rồng tranh viên ngọc), Lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng cùng chầu mặt trăng)... các mẫu trang trí khác nhau như Bát vật (Tám con vật), Bát bảo (Tám vật quý), Bát quả (Tám loại trái cây)v.v... cũng được chạm khắc tinh xảo trên đĩa, mâm bằng vàng, bạc. Trên các đồ vàng, bạc, ta còn thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc hình ảnh các loại cây mà theo quan niệm phương đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử: trúc, mai, lan, cúc, v.v...
Nói chung ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm khắc hoặc đồ nữ trang nào người ta đều dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật: tạo dáng nghệ thuật và tạo văn (nét chìm, nổi) tinh xảo, sinh động. Trên các đồ vàng, bạc, ta còn thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc hình ảnh các loại cây mà theo quan niệm phương đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử: trúc, mai, lan, cúc, v.v...
Đầu đời Nguyễn, trường đúc bạc bị giải thể, việc đúc bạc nén triều đình giao cho trường đúc Huế; Hàng Bạc vẫn còn giữ nghề đổi bạc. Đến khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc).
Đoạn cuối phố ở phía tây, từ ngã tư Tạ Hiền - Đinh Liệt đến ngã tư Hàng Đào - Hàng Bồ là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long cũng làm nghề vàng bạc. Họ là những người thợ kim hoàn, tức là nhận đặt làm những đồ nữ trang như khuyên vàng, xã tích bạc, vòng xuyến, hoa, hột bằng vàng, khánh, vòng bạc cho trẻ con. Những người nhiều vốn vừa làm hàng, vừa mua vừa bán ra các đồ vàng bạc; người không có vốn nhận làm thuê lấy tiền công.
Thời Pháp thuộc, phố có tên là Boulevard Đồng Khánh. Giữa 1460 và 1497, đây là nơi sinh sống và buôn bán chủ yếu của các thợ kim hoàn. Vào thế kỷ 19, dù việc buôn bán ở đây không còn phát triển như trước do kinh thành đã chuyển về Huế, người ta vẫn có thể tìm thấy ở đây nhiều cửa hàng bán đồ nữ trang bằng bạc.
Từ ngày đất nước đổi mới, nghề thủ công truyền thống trong đó có nghề vàng bạc kim hoàn đã có đầy đủ điều kiện phát triển, vừa bảo tồn nghề nghiệp vừa nâng cao cuộc sống, đến nay phố hàng Bạc lại sầm uất với nhiều cửa hàng kinh doanh, sản xuất mỹ nghệ kim hoàn, làm đồ trang sức với kỹ năng cao, với truyền thống khéo tay hay nghề cha truyền con nối.
Ngày nay, nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ còn tập trung ở phố Hàng Bạc. Ở nhiều phố khác cũng đã rải rác có các cửa hiệu buôn bán vàng. Nhưng phố Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung của những người thợ kim hoàn tinh xảo, dù nay đã ít đi so với truyền thống chế tác đồ vàng bạc lâu đời.
Là một trong những phố trọng tâm của khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Bạc tuy có nhiều thay đổi nhưng cơ bản vẫn chưa bị biến dạng nhiều, việc bảo tồn một không gian phố nghề có nhiều thuận lợi do phố Hàng Bạc nay đã trở lại buôn bán kinh doanh và sản xuất mỹ nghệ kim hoàn, đồ nữ trang và một số ngành nghề khác phục vụ du lịch.
VC (st)