Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thời gian qua, TTC Sugar đã tăng cường triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho mía, thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ thực vật cho nông dân; tổ chức kiểm tra, thăm đồng nhằm kịp thời phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ.
Cán bộ nông vụ và nông dân kiểm tra ruộng mía.
Sâu bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mía và làm ảnh hưởng xấu đến năng suất, chữ đường.
Cây mía sẽ giảm 10-20% năng suất nếu bị sâu bệnh tấn công trên diện rộng và giảm đến 40-50% nếu bùng phát thành dịch.
Bên cạnh đó, ruộng mía giống bị sâu bệnh sẽ không thể thu hoạch giống để trồng mới. Nếu không được xử lý triệt để, sâu bệnh lây lan ra các ruộng mía khác, tồn dư đến vụ sau và gây ảnh hưởng đến mía lưu gốc… Nếu để phát sinh thành dịch hại, người trồng phải xử lý rất tốn kém nhưng hiệu quả thấp.
Cách nhận biết sâu gây hại trên mía phổ biến hiện nay:
+ Sâu 4 vạch đầu nâu: Cây mía bị hại có hiện tượng khô ngọn, bên ngoài thân cây bị hại có nhiều lỗ đục tròn, phân đùn ra nhiều, khi chẻ cây mía bị hại có vết đục khá to, lan ra gần với vỏ thân cây mía, bả phân phủ kín lỗ.
+ Sâu mình hồng: Cây mía mầm bị hại có hiện tượng nỏn héo, cây mía lớn có lóng bị hại có hiện tượng khô ngọn, miệng lỗ đục có nhiều bã phân sâu ướt, chảy thành dòng xuống dưới, bẹ lá gần lỗ đục bị thối nhũn, biến màu.
+ Sâu đục thân mình tím: Cây mía mầm bị hại có hiện tượng héo lá bên, cây mía lớn có lóng bị hại có hiện tượng ngọn teo tóp, lùn lụi, mầm nách phát triển.
Ngoài ra còn 1 số loài sâu gây hại khác như: Sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân 5 vạch… nhưng mức độ gây hại không đáng kể.
Nhân viên kỹ thuật điều khiển flycam kiểm tra ruộng mía.
TTC Sugar đồng hành cùng nông dân phòng trừ sâu bệnh cho mía vùng nguyên liệu
Thời gian qua, TTC Sugar đã tăng cường triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho mía, thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ thực vật cho nông dân; tổ chức kiểm tra, thăm đồng nhằm kịp thời phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ.
TTC Sugar cũng xây dựng các phương án tổng hợp để chủ động phòng trừ sâu bệnh như:
+ Biện pháp canh tác: Chăm sóc mía kịp thời; Thả ong mắt đỏ ký sinh trên trứng sâu đục thân góp phần làm giảm mật độ sâu đục thân hại mía.
+ Biện pháp hoá học: Áp dụng trên các ruộng mía bị sâu hại phải đến ngưỡng phòng trừ, tập trung vào ruộng mía bị sâu hại tấn công; Hỗ trợ nông dân mua máy móc, phương tiện để chủ động phun xịt cho mía; Ưu tiên sử dụng thuốc thân thiện với môi trường, không hoặc ít gây độc hại đối với con người và vật nuôi; Hợp tác với nhà cung cấp đưa máy phun tầm xa Ecowide để chủ động phun trên diện rộng, mía cao nếu tình hình sâu hại phát sinh trên diện rộng.
+ Biện pháp phòng trừ sinh học: Sử dụng bẫy đèn để tiêu diệt bướm đẻ trứng, kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu thả ong mắt đỏ để tiêu diệt trứng của các loài sâu đục thân gây hại trên mía.
A.S