Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phỏng vấn chuyên gia: nên đo huyết áp tay nào?
Thứ sáu: 16:26 ngày 16/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trong lần đo đầu tiên chúng ta nên đo huyết áp cả hay tay. Từ kết quả này sẽ lựa chọn tay đo tay phải hay tay trái cho những lần sau.

Đo huyết áp là một hoạt động thiết yếu để theo dõi sức khỏe, đặc biệt là người bị bệnh huyết áp, tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm vững cách đo huyết áp chính xác và thường băn khoăn không biết nên đo ở tay nào để có kết quả đúng nhất. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu qua lời giải đáp của chuyên gia dưới đây!

Câu hỏi 1: Bác sĩ có thể cho biết, khi đo huyết áp, chúng ta nên đo huyết áp tay nào?

Trả lời: Theo TS. BS Trần Hòa - Phó trưởng khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện Y dược TP HCM có chia sẻ trong chương trình "Lật mặt Kẻ giết người thầm lặng mang tên Tăng huyết áp" như sau: thông thường người dân hay đo huyết áp tay trái vì cho rằng nó gần tim và chính xác hơn. Tuy nhiên, trong lần đo đầu tiên chúng ta nên đo huyết áp cả hay tay. Từ kết quả này sẽ lựa chọn tay đo tay phải hay tay trái cho những lần sau.

Nguyên tắc là chúng ta đo huyết áp ở tay nào cao hơn. Ví dụ huyết áp tay trái đo được là 120/70 còn huyết áp tay phải là 110/70. Sự chênh lệch này cho phép nhưng từ lần sau trở đi nên đo huyết áp bên tay trái. Nếu như huyết áp cả hai tay tương đương nhau thì từ lần sau có thể đo huyết áp tay nào cùng được. Như vậy, tùy thuộc với từng người mà lựa chọn tay đo huyết áp cho phù hợp.

Câu hỏi 2: Tại sao lại có sự chênh lệch huyết áp ở hai tay như vậy?

Trả lời: Theo Patrick J. Skerrett - Biên tập viên trang sức khỏe của Đại học Harvard (Harvard Health Blog) và là tác giả của nhiều cuốn sách về sức khỏe cho biết: chỉ số huyết áp tay trái và tay phải chênh nhau 5 - 10mmHg là điều bình thường và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Kết quả chênh lệch này là do sự khác biệt về cấu trúc và vị trí mạch máu hoặc mức độ hẹp của các động mạch.

Đôi khi, sự khác biệt có thể do các yếu tố tạm thời như căng thẳng, vị trí cơ thể, hoạt động thể chất gần đây.

Câu hỏi 3: Nếu chỉ đo huyết áp 1 tay thì có sao không?

Trả lời: Tiến sĩ Chris Clark - Giảng viên lâm sàng cao cấp tại Trường Y khoa Đại học Exeter ở Vương quốc Anh cho biết: Chênh lệch huyết áp ở hai tay quá 10mmHg có thể là một vấn đề. Nếu chỉ đo huyết áp 1 tay (tay phải hoặc tay trái) có thể bỏ qua một số tình trạng bệnh nguy hiểm.

Những người có huyết áp giữa hai cánh tay chênh lệch 15mmHg trở lên có khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên cao gấp đôi. Tình trạng này có thể là các động mạch bị tắc nghẽn do cholesterol ở cánh tay, chân hoặc các bộ phận khác không phải tim. Đặc biệt ở người lớn tuổi, nguyên nhân có thể do xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn động mạch - đây là gốc rễ của các cơn đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên hay các tình trạng tim mạch khác.

Ngoài ra, nếu chỉ đo huyết áp một tay mà tay đo lại có huyết áp thấp hơn. Kết quả không đánh giá đúng mức độ tăng huyết áp, dẫn tới việc điều trị có thể không phù hợp.

Câu hỏi 4: Có phải tất cả mọi người đều nên đo huyết áp ở cả hai tay không?

Trả lời: Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC)/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị tất cả mọi người nên đo huyết áp ở cả hai cánh tay trong lần khám bệnh đầu tiên. Như vậy, dù thuộc đối tượng nào, người già hay trẻ, có mắc bệnh lý hay không, trong lần khám đầu tiên người bệnh nên đo cả hai tay. Sau đó ghi nhớ kết quả và chỉ cần đo huyết áp tại tay cao hơn.

Tuy nhiên, Tiến sĩ y khoa Leann Poston - phó khoa tại Trường Y khoa Boonshoft thuộc Đại học Wright State có lưu ý nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đo huyết áp cả 2 tay thường xuyên. Do sự khác biệt đáng kể giữa huyết áp cả hai tay ở người bị tiểu đường có thể báo hiệu bệnh thận mãn tính.

Câu hỏi 5: Vậy làm thế nào để đo huyết áp tại nhà đạt kết quả chính xác nhất?

Trả lời: Theo như BS Trần Hòa chia sẻ điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các hướng dẫn đo huyết áp đúng cách:

- Trước khi đo cần chú ý những điều sau:

  • Trong 30 phút trước khi đo cần giữ cơ thể ở trạng thái thoải mái, không bực tức, cáu giận.
  • Không uống cà phê hay chất kích thích.
  • Nếu mắc tiểu thì nên đi tiểu trước khi đo huyết áp.

- Trong khi đo: yếu tố quan trọng là tư thế đo.

  • Ngồi thư giãn, tựa lưng vào ghế, hai chân để thoải mái, không bắt chéo.
  • Tránh nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại.
  • Đặt máy đo dưới cánh tay, bao đo ngang với tim.

Người dân có thể dễ dàng đo huyết áp tại nhà bằng các máy đo tự động. Trong đó, máy đo huyết áp Omron - sản xuất bởi công ty Omron Healthcare Nhật Bản, với hơn 50 năm kinh nghiệm, là lựa chọn đáng tin cậy. Máy sử dụng công nghệ Intellisense tiên tiến, mang lại kết quả chính xác, giúp người dùng an tâm hơn.

TQC

Tin cùng chuyên mục