Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phương Tây cân nhắc loại Nga khỏi SWIFT
Thứ bảy: 10:13 ngày 26/02/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét loại bỏ Nga khỏi SWIFT - một mạng lưới bảo mật cao kết nối hơn chục nghìn tổ chức tài chính khắp thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua nói rằng, việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT không phải là hướng mà một số nước châu Âu muốn đi vào lúc này, The Washington Post đưa tin. Nhưng ông lưu ý rằng, việc đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu “luôn là một lựa chọn”. “Các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đã đề xuất đối với tất cả các ngân hàng của họ (Nga) đều có hậu quả như nhau, có thể hậu quả nặng hơn SWIFT”, Tổng thống Biden nói, đề cập đến các biện pháp trừng phạt mới nhất mà ông vừa công bố.

Kiev ngùn ngụt khói lửa sáng 25/2. EU đang cân nhắc loại Nga khỏi SWIFT sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24/2

Nguồn: Mail Online

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm qua kêu gọi phương Tây cấm Nga tham gia SWIFT. Trước đó, CNN đưa tin, EU vẫn chưa quyết định liệu có nên cắt Nga khỏi SWIFT hay không và các thành viên EU đã chia rẽ về quyết định này.

Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính gần như không thể gửi tiền vào hoặc ra khỏi nước này, gây ra cú sốc bất ngờ cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là những người mua dầu và khí đốt bằng đô la Mỹ. Bà Maria Shagina, một nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, năm ngoái viết trong một bài báo cho Trung tâm Carnegie Moscow: “Việc ngắt kết nối (loại Nga khỏi SWIFT) chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, kích hoạt sự biến động tiền tệ và gây ra dòng vốn lớn chảy ra ngoài. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin ước tính năm 2014 rằng, loại trừ Nga khỏi SWIFT sẽ khiến nền kinh tế nước này giảm 5%”.

Đối sách của Nga

Những năm gần đây, Nga đã có những bước đi để giảm thiểu tác động tiêu cực nếu họ bị loại khỏi SWIFT, CNN đưa tin. Nga đã thành lập hệ thống thanh toán của riêng mình, SPFS, sau khi bị phương Tây trừng phạt vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Theo ngân hàng trung ương Nga, SPFS hiện có khoảng 400 người dùng. Khoảng 20% lượng chuyển tiền trong nước hiện được thực hiện thông qua SPFS, theo bà Maria Shagina, nhưng dung lượng thông tin/chuyển tiền cho nhau bị hạn chế và hoạt động bị giới hạn trong giờ hành chính ngày làm việc. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc có thể cung cấp một giải pháp thay thế khác cho SWIFT. Nga cũng có thể buộc phải sử dụng tiền điện tử.

Nguồn TPO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục