Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Quần vợt xe lăn Paralympic 2024 có gì đặc biệt?
Thứ ba: 20:50 ngày 03/09/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Quần vợt phiên bản xe lăn là một trong những môn thể thao có nhiều nội dung thi đấu nhất tại Paralympic - Thế vận hội dành cho người khuyết tật.

Quần vợt xe lăn xuất hiện lần đầu tiên tại Paralympic vào năm 1988, tại Seoul, Hàn Quốc. Môn này được đưa vào thi đấu chính thức tại Paralympic Barcelona 1992, với 2 nội dung đơn nam và đồng đội nam nữ. Paralympic Paris 2024 hiện có 6 nội dung thi đấu khác nhau ở môn quần vợt xe lăn.

Hà Lan là cường quốc số 1 thế giới ở môn quần vợt xe lăn. Họ thâu tóm tới 23 huy chương vàng ở môn này sau 9 kỳ Thế vận hội dành cho người khuyết tật, bỏ xa nước xếp thứ 2 là Mỹ (chỉ 6 HCV). Nội dung thi đấu sở trường của người Hà Lan là quần vợt xe lăn đơn nữ. Họ đã giành tất cả huy chương vàng ở nội dung này kể từ năm 1992.

Diede de Groot (Hà Lan) giành HCV Olympic 2020.

Nguồn gốc môn quần vợt xe lăn
Quần vợt xe lăn do vận động viên Brad Parks sáng tạo năm 1976, tại California (Mỹ). Brad Parks là cựu VĐV trượt tuyết nghệ thuật. Anh không may gặp chấn thương nặng trong lúc tập luyện và bị tê liệt toàn thân.

Bác sĩ Jeff Minnebraker chọn bài tập trị liệu vật lý cho Parks là bài đánh bóng tennis. 2 người này sau đó kêu gọi những người khuyết tật chơi quần vợt xe lăn, như cách để rèn luyện sức khỏe.

Năm 1982, Pháp là nước đầu tiên tại châu Âu tổ chức một giải đấu quần vợt xe lăn chuyên nghiệp. Liên đoàn Quần vợt xe lăn ITF được thành lập năm 1992 với 11 giải đấu. Tới nay, môn thể thao này đã tiếp cận tới 40 nước, và tổ chức 140 giải đấu khác nhau.

Hệ thống giải quốc tế của ITF được chia theo mô hình kim tự tháp. ITF Masters Series và giải Grand Slam là những giải đấu danh giá nhất, đứng trên cùng danh sách. Các hạng đấu dưới lần lượt là Super Series, ITF 1, ITF 2, ITF 3 và ITF Future.

Luật chơi có gì đặc biệt?
Luật của quần vợt xe lăn khá giống gần như tương tự quần vợt truyền thống. Điểm khác nhau duy nhất là các VĐV có thể đợi bóng chạm đất 2 lần rồi mới tấn công. Với môn quần vợt truyền thống, bóng chỉ được đập đất 1 lần trước khi tay vợt thực hiện cú đánh.

Kích cỡ sân, cách tính điểm hay luật giao bóng của quần vợt xe lăn đều giống với quần vợt truyền thống. Cây vợt các VĐV khiếm khuyết sử dụng cũng có kích thước, cân nặng giống như vợt của VĐV bình thường.

Giải Wimbledon giành cho người khuyết tật.

Môn quần vợt xe lăn được chia làm 2 hạng đấu tiêu chuẩn: hạng mở và hạng khuyết tật nặng.

Hạng mở dành cho những VĐV bị tổn thương vĩnh viễn, hoặc hoàn toàn không có chi dưới. Tuy nhiên, phần chi trên của họ cần có khả năng vận động như người khỏe mạnh.

Hạng nặng dành cho những người bị khiếm khuyết ở chi dưới, mất khả năng đi lại. Họ có thể thi đấu nếu bị mất 1 tay ở phần chi trên.

Chiếc xe lăn được sử dụng trong môn này khá giống môn bóng rổ. Xe có 2 bánh nhỏ ở phía trước, 2 bánh xe lớn hơn phía sau.

Nguồn VTC News

Báo Tây Ninh
Tin liên quan