Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Rà soát số lượng vaccine sắp hết hạn sử dụng
Thứ ba: 22:39 ngày 01/11/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ngày 20.10, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng phòng Covid-19, sau cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương kết luận, chỉ đạo một số nội dung và đề nghị các địa phương thực hiện.

Theo tinh thần này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đối với dịch bệnh Covid-19, các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường, thuận lợi cho virus dịch bệnh lây lan, phát triển; tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát.

Đối với công tác tiêm chủng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ cao, tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương rà soát số liệu tiêm chủng, thúc đẩy việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng hằng ngày lên hệ thống nền tảng quản lý tiêm chủng Covi-19. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cán bộ đầu mối của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải quyết vấn đề bồi thường đối với các trường hợp phản ứng sau tiêm phòng Covid-19; rà soát số lượng vaccine còn tồn, sắp hết hạn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ, đề nghị TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giám sát, điều trị, điều tra dịch tễ đối với ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 và sớm có báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).

Tăng cường thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám, chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.

Đối với bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người (cúm A/H5): tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm, xử lý sớm, triệt để ổ dịch tại các địa phương. Rà soát các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng chống cúm gia cầm trên người; xây dựng phương án phòng, chống dịch. Ngành Y tế phối hợp với ngành thú y địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đáp ứng; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.

Đối với bệnh do virus Adeno và các bệnh dịch nguy hiểm khác, hiện nay, về cơ bản các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn các dịch bệnh mới nổi và dịch bệnh lưu hành đã được ban hành đầy đủ, các địa phương cần tiếp tục chủ động, tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với công tác truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm mới nổi; đẩy mạnh thông tin về tiêm vaccine phòng Covid-19 theo công thức 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

VIỆT ĐÔNG

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục