BAOTAYNINH.VN trên Google News

Răng khôn mọc lệch có làm ảnh hưởng đến sức khoẻ không? 

Cập nhật ngày: 18/08/2024 - 16:00

BTNO - Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 30 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM. Thời gian gần đây, tôi cảm thấy phần nướu răng bên cạnh răng hàm của mình có hiện tượng sưng và đau âm ỉ, qua tìm hiểu, tôi được biết đây chính là hiện tượng mọc răng khôn. Tuy nhiên, theo tôi được biết, răng khôn chỉ nên nhổ bỏ khi có hiện tượng răng khôn mọc lệch, còn bình thường cũng không nhất thiết phải nhổ. Vậy cho tôi hỏi, hiện tượng răng bị đau nhức kéo dài có phải là do mọc lệch hay do những nguyên nhân khác. Biến chứng của bệnh có nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Xin cảm ơn. (Vũ Hà (TP.HCM))

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo chia sẻ của bạn, chúng tôi vẫn chưa xác định rõ liệu tình trạng bạn gặp phải có thể là do ảnh hưởng của việc mọc răng khôn hay là do các bệnh lý về răng miệng gây ra. Ở đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh việc bị đau răng khôn do răng khôn mọc lệch. Cụ thể:

Một số dấu hiệu của việc mọc răng khôn

Khác với những răng khác trên cung hàm, răng khôn có thể nói là chiếc răng mọc muộn hơn cả, chúng thậm chí xuất hiện khi con người đã bước qua độ tuổi trưởng thành, một số trường hợp răng khôn có thể xuất hiện khi quá 30 tuổi. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang gặp phải hiện tượng mọc răng khôn:

Răng khôn xuất hiện rất muộn, thậm chí là khi chúng ta bước qua tuổi trưởng thành.

  1. Lợi có hiện tượng sưng tấy: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất báo hiệu rằng chiếc răng số 8 đã xuất hiện. Lý do khiến cho lợi bị sưng tấy chính là do kích thước của chiếc răng mới do, mọc chen chúc dưới nướu, chưa trồi lên hẳn, gây sưng tấy nướu.
  2. Sưng vùng má: Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, có xu hướng đâm thẳng vào chiếc răng số 7 thì một trong những hiện tượng dễ nhận thấy chính là phần má bị viêm, sưng, gây đau đớn, khó chịu.
  3. Bị nóng trong người: Khi răng mọc, một số người có sức đề kháng yếu có thể sẽ bị nóng, sốt trong người, nổi hạch do các mạch máu trong nướu bị ảnh hưởng, hay nhiễm trùng gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, dẫn đến sốt, nổi đỏ khắp người.
  4. Chân răng xuất hiện mủ: Đây được xem là trường hợp rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu, gây ra các bệnh lý về răng miệng.
  5. Đau đớn âm ỉ ở phần nướu: Hiện tượng đau răng khôn này rất phổ biến, khi đó người bệnh sẽ có cảm giác nhưng cơn đau tập trung ở phần nướu cứ xuất hiện âm ỉ, kèm cảm giác nhức, buốt, khó chịu.

Biến chứng của hiện tượng răng khôn mọc lệch

Bên cạnh gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh thì răng khôn mọc lệch còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

Làm viêm chân răng:

Nướu bao bọc quanh chiếc răng khôn dễ viêm nhiễm, đặc biệt là nếu răng chỉ mọc 1 phần và không trồi hết lên trên cung hàm. Việc này sẽ khiến cho vùng má bị sưng, gây nóng sốt cho người bệnh.

Răng khôn mọc lệch có thể gây ra hiện tượng viêm chân răng, gây đau đớn cho người bệnh.

Làm xô lệch, ảnh hưởng răng kế cận:

Khi răng khôn không đủ khoảng trống để có thể trồi lên sẽ có hiện tượng mọc đâm về phía răng bên cạnh, gọi là mọc lệch. Hậu quả của việc này chính là khiến răng kế cận bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ.

Gây bệnh lý về răng:

Sâu răng và hôi miệng là 02 trong số những bệnh lý về răng do răng khôn mọc lệch. Nguyên nhân là do khi mọc lệch hoặc răng không trồi hẳn lên trên cung hàm sẽ khiến việc vệ sinh cá nhân trở nên khó khăn hơn. Lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, gây các hiện tượng như sâu răng, hôi miệng hay một số bệnh về nha chu.

Có nên nhổ bỏ răng khôn?

Tuỳ vào từng tình trạng, mức độ mọc lệch cũng như cấu trúc của răng mà bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo phù hợp với người bệnh. Thực tế, nếu răng số 8 mọc thẳng hàng, không làm ảnh hưởng đến răng kế cạnh thì không nhất thiết phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc lệch, có hiện tượng mưng mủ, áp xe thì cần phải xử lý càng sớm càng tốt để tránh làm ảnh hưởng đến các răng bệnh cạnh cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng của chiếc răng này đối với sức khoẻ răng miệng.

Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên hay không nên nhổ răng khôn.

Ngoài ra, với những trường hợp người bệnh đang gặp các bệnh lý như máu khó đông, tim mạch, tiểu đường hay các bệnh về đường huyết thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhổ bỏ răng khôn.

Hệ thống Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Với hơn 16 chi nhánh khắp các tỉnh, thành phố

Địa chỉ : 1256 Võ Văn Kiệt, Phường 10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline : 1800 6836

website: https://benhvienranghammatsg.vn/

TQC