Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Chi cục Bảo vệ thực vật dự báo, dù dịch hại rệp sáp hồng đã giảm mạnh trên đồng nhưng vào mùa khô sắp tới, có khả năng sẽ tái phát trên cây mì do rệp này gây ra. Trong khi đó, việc nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng hiện gặp nhiều khó khăn vì Tây Ninh là địa phương đầu tiên ở Việt Nam áp dụng kỹ thuật này.
|
Cây mì bị nhiễm rệp sáp hồng trở nên còi cọc, chết dần |
(BTN) - Chi cục Bảo vệ thực vật dự báo, dù dịch hại rệp sáp hồng đã giảm mạnh trên đồng nhưng vào mùa khô sắp tới, có khả năng sẽ tái phát trên cây mì do rệp này gây ra. Trong khi đó, việc nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng hiện gặp nhiều khó khăn vì Tây Ninh là địa phương đầu tiên ở Việt Nam áp dụng kỹ thuật này; do đó, nông dân và các địa phương không nên chủ quan.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, từ đầu năm đến nay, diện tích canh tác mì toàn tỉnh là 33.481 ha. Trong đó, vụ Đông Xuân 2012-2013 là 20.567 ha, vụ Hè Thu trồng 9.854 ha (năng suất bình quân đạt 29 tấn/ha) và vụ Thu Đông mới xuống giống 2.253 ha. Mì được trồng hầu hết tại 9 huyện/thị trong tỉnh. Một số giống mì được trồng phổ biến tại Tây Ninh gồm: KM 419, KM 98-1, KM98-5, KM94 (MKUC), MO 101.
Năm 2013, tính đến tháng 6
thì số diện tích mì nhiễm rệp sáp hồng trên toàn tỉnh đã lên đến 1.142,6 ha,
phân bố tại 38 xã, thị trấn thuộc 8 huyện, Thị xã. Trong đó: Tân Châu (303,2
ha), Thị xã (161 ha), Dương Minh Châu (300 ha), Tân Biên (140,9 ha), Châu Thành
(175,3 ha), Hoà Thành (16 ha), Bến Cầu (26,2 ha) và Gò Dầu (20 ha). Rệp sáp hồng
phát sinh, lây lan và gây hại mạnh trong các tháng mùa khô từ tháng 2 – 5 năm
2013.
Từ tháng 7 đến nay, tình hình rệp sáp hồng trên đồng đã giảm mạnh, mật số rất thấp, rải rác không đáng kể. Nguyên nhân chính là đang mùa mưa- điều kiện thời tiết khắc nghiệt đối với quá trình sinh trưởng của loài côn trùng gây hại này. Hiện số diện tích bị nhiễm rệp trước đây hiện nay đã phục hồi, một số đã thu hoạch (702,4 ha) một số đang phát triển bình thường (440,2 ha).
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, xử lý rệp sáp hồng bằng sinh học, trong đó nhân thả ong ký sinh Anagyrus Lopezi là biện pháp hiệu quả và bền vững nhất trong nhiều năm qua. Trên thế giới mà điển hình là Thái Lan đã thực hiện thành công trên diện rộng từ năm 2010 đến nay. Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam áp dụng biện pháp này nên bước đầu gặp không ít khó khăn.
Từ tháng 7.2013 đến nay, Chi
cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh đã tiến hành điều tra diễn biến tình hình rệp sáp
hồng và thành phần loài thiên địch (côn trùng bất lợi đối với rệp sáp hồng) trên
đồng định kỳ 2 lần/tháng. Địa điểm điều tra là xã Thạnh Tây (Tân Biên), xã Ninh
Sơn (Thị xã) và xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu).
Kết quả cho thấy rệp sáp
hồng xuất hiện rải rác, mật số rất thấp ở cả 3 điểm điều tra. Kết quả điều tra
cũng cho thấy sự xuất hiện một số loài thiên địch của rệp sáp hồng tại các điểm
điều tra như: ong ký sinh Anagyrus lopezi, bọ rùa, kiến 3 khoang…
Trước đó, từ đầu tháng 6.2013, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành thử nghiệm việc nhân nuôi nguồn rệp sáp hồng thuần làm thức ăn nhân nuôi ong Anagyrus lopezi và xác lập quy trình nhân nuôi phù hợp điều kiện thực tế tại Tây Ninh.
Chi cục Bảo vệ thực vật
nhận định, hiện đang mùa mưa nên rệp sáp hồng trên đồng giảm mạnh. Tuy nhiên, dự
báo khi bước vào mùa khô tới (là thời điểm phù hợp cho rệp sáp hồng phát triển),
khả năng rệp sáp hồng tiếp tục tái phát trên diện rộng và diễn biến phức tạp.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đang nỗ lực tập trung việc nhân nuôi, tích luỹ nguồn ong để phóng thích ra đồng ruộng khi thời tiết chuyển sang mùa khô. Năm 2014 – 2015, Chi cục sẽ mở rộng quy mô nhân nuôi và phóng thích ong Anagyrus lopezi ra đồng nhằm ngăn chặn rệp trên diện rộng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực
vật, nguồn ong Anagyrus lopezi đã có sẵn trên đồng ruộng và được phát hiện từ
đầu tháng 5.2013. Kết quả điều tra sơ bộ của Chi cục cho thấy có sự hiện diện
của ong ký sinh trên một số ruộng trồng mì tại các xã Ninh Sơn, Thạnh Tân, Tân
Bình (Thị xã); xã Thạnh Tây (Tân Biên); xã Thanh Điền (Châu Thành).
Vừa qua, trên đồng mì tại xã Ninh Sơn, các chuyên gia cũng đã mang nguồn ong từ Thái Lan sang thả bổ sung. Tuy nhiên, việc nhân nuôi gặp không ít khó khăn, phải “vừa học vừa làm” nên quá trình nhân nuôi còn chậm. Đồng thời, trang thiết bị cần thiết phục vụ việc nhân nuôi cũng còn thiếu.
Chi cục Bảo vệ thực vật đang
nỗ lực hoàn chỉnh quy trình nhân nuôi phù hợp, tập trung nhân nuôi, tích luỹ
nguồn ong. Dự kiến, việc nhân, thả ong ký sinh ra đồng để kiểm soát rệp sáp hồng
hại mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo lộ trình như sau: Cuối năm 2013 sẽ phóng
thích ra đồng thử nghiệm một số diện tích và có đánh giá hiệu quả phòng trừ.
Từ kết quả, kinh nghiệm thực hiện ở năm 2013, Chi cục sẽ tiến hành mở rộng quy mô nhân nuôi ngay từ đầu năm 2014 và các năm tiếp theo. Sau đó, Chi cục sẽ chuyển giao quy trình nhân nuôi cho cấp huyện hoặc tổ, nhóm hộ nông dân thực hiện.
HOÀNG THI