Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Robot siêu nhỏ giúp lấy dị vật lỡ nuốt vào bụng
Thứ ba: 15:45 ngày 11/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Robot bọc trong lớp vỏ bằng thịt lợn mang theo nam châm tiến vào cơ thể hút dị vật đưa ra đường tiêu hóa, rồi dùng thuốc chữa vết thương.

Theo MIT News,  cậu bé Emmett Rauch một tuổi nôn ra máu vì lỡ nuốt một viên pin tròn của đồng hồ. Bác sĩ phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy viên pin ra khỏi cơ thể bé. Khi ấy cổ họng của cậu bé được bác sĩ ví "giống như pháo nổ", bởi hóa chất từ viên pin tan ra đã thẩm thấu vào họng và phá hủy dần tế bào. Dù viên pin đã được lấy ra ngoài, phải trải qua nhiều năm và hàng chục ca phẫu thuật sau đó, khí quản của  Emmett mới được tái tạo và có thể tự thở lại bình thường.

Tại Mỹ trung bình 3 giờ có một đứa trẻ nuốt nhầm pin vào bụng, chủ yếu là loại pin đồng hồ cỡ tròn nhỏ. Tỷ lệ tử vong không lớn nhưng các biến chứng để lại rất nghiêm trọng, như trường hợp xảy ra với cậu bé Emmett.

Mới đây các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nghiên cứu chế tạo một loại robot siêu nhỏ có thể đưa vào cơ thể để loại bỏ những dị vật bạn đã lỡ nuốt phải, bao gồm cả pin. Thiết bị được gói gọn trong một viên thuốc con nhộng.

Hình dạng ban đầu của thiết bị giống như một viên thuốc con nhộng và chỉ mở ra khi vào trong môi trường của dạ dày. Ảnh: MN

Khi vào trong cơ thể, robot sẽ tự bung ra như tháo mở một tờ giấy để trở về hình dạng thiết bị. Chúng được bác sĩ ở bên ngoài điều khiển bằng từ trường. Thiết bị sử dụng nam châm hút dị vật bị mắc kẹt và đưa ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa. Robot sau đó di chuyển xung quanh niêm mạc dạ dày để điều trị những vết thương nhỏ bằng thuốc. 

Ông Daniela Rus, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết để có thể kiểm soát và đưa robot vào bên trong cơ thể cần một hệ thống thiết bị nhỏ được điều khiển không dây từ bên ngoài. Không thể sử dụng kim loại và nhựa để chế tạo con robot này, các nhà khoa học dùng thịt lợn cứng (loại vỏ cứng bọc bên ngoài xúc xích tươi) để tạo nên lớp bọc bên ngoài robot. 

Các nhà khoa học cho biết, bước tiếp theo sẽ trang bị thêm các cảm biến tinh vi hơn giúp robot tự hoạt động không cần điều khiển bên ngoài. Dự kiến robot sẽ được thử nghiệm trên cơ thể động vật trước.

Nguồn VNE

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục