Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Rối loạn thở khi ngủ và bệnh tim mạch
Chủ nhật: 11:21 ngày 25/12/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Rối loạn ngưng thở khi ngủ (Sleep Disorder Breathing - SDB) là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ tim mạch theo nhiều cách. Giữa SDB và bệnh tim mạch (Cardiovascular Disease - CVD) có liên quan với nhau.

SDB được xác định là nguyên nhân của tăng huyết áp, suy tim sung huyết, đột quỵ và bệnh động mạch vành. Thêm vào đó, những nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị SDB có thể làm giảm huyết áp và cải thiện chức năng tim mạch.

Khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Rối loạn thở khi ngủ là gì?

SDB là những rối loạn liên quan đến hệ hô hấp khi ngủ, bao gồm ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và những dạng ngưng thở khác. Ngưng thở được định nghĩa là khi không có luồng hơi thở trong ít nhất 10 giây. Dạng rối loạn thở khi ngủ phổ biến nhất là ngưng thở tắc nghẽn.

Trong ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đường thở trên xẹp lại làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ đồng thời có hô hấp gắng sức. Giảm thở (giảm không khí) tương tự như ngưng thở, nhưng thay vì hoàn toàn không có luồng hơi thở, trong giảm thở thì luồng hơi thở bị giảm (thở chậm, thở nông) trong vòng 10 giây hoặc hơn, kèm theo hiện tượng giảm bão hòa oxy ít nhất 4%.

Ngưng thở trung ương là khi không có luồng hơi thở và cũng không có hô hấp gắng sức. Khi vừa có ngưng thở tắc nghẽn, vừa có ngưng thở trung ương thì thường được gọi là ngưng thở hỗn hợp.

Một dạng rối loạn thở đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân tim mạch là nhịp thở Cheyne - Stokes (Cheyne-Stokes respiration – CSR). Đặc điểm của nhịp thở này là ngưng thở trung ương hoặc giảm thở, sau đó là nhịp thở sâu và nhanh, luân phiên nhau theo chu kỳ. CSR dẫn đến giảm bão hòa oxy, tăng hoạt động thần kinh giao cảm, loạn nhịp tim.

Triệu chứng và hiện tượng OSA:

- Ngáy.

- Thở gián đoạn khi ngủ.

- Buồn ngủ vào ban ngày.

- Nhức đầu vào buổi sáng.

- Tăng huyết áp.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và bệnh tim mạch

Ngưng thở và giảm thở dẫn đến giảm bão hòa oxy và tăng carbon dioxide trong máu. Khi lượng carbon dioxide trong máu tăng đến một mức nhất định, cơ thể sẽ cố gắng tìm cách để thở, gây nên hiện tượng vi thức giấc và thở bình thường trở lại. Trong khi ngưng thở, hệ thần kinh giao cảm gia tăng, dẫn đến loạn nhịp tim và làm tăng huyết áp.

Ngưng thở được xem là nguyên nhân làm tăng huyết áp, liên quan đến suy tim sung huyết, bệnh động mạch vành và rung nhĩ. Hậu quả huyết động lực học của gồm ngưng thở tắc nghẽn bao gồm tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi.

SDB và tăng huyết áp: Khoảng 80% số bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị bị rối loạn thở khi ngủ; SDB gây ra áp lực tim mạch kéo dài, dẫn đến tăng huyết áp suốt ngày và đêm.

Người có gồm ngưng thở tắc nghẽn từ nhẹ đến trung bình có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp đôi; người bị nặng thì nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 người không bị gồm ngưng thở tắc nghẽn.

- Điều trị hiệu quả SDB đã được chứng minh làm giảm huyết áp rõ rệt trong lúc ngủ cũng như khi thức giấc.

SDB và suy tim sung huyết: Khoảng 70% số bệnh nhân suy tim sung huyết có rối loạn thở khi ngủ. SDB phổ biến ở bệnh nhân suy tim vừa và nặng, làm bệnh tim mạch tiến triển, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và cả làm tăng tỷ lệ tử vong.

Các nghiên cứu đã chứng minh điều trị SDB hiệu quả sẽ giúp cải thiện chức năng tim (phân suất tống máu thất trái) và làm phì đại tim (kích thước cuối tâm thu thất trái).

SDB và bệnh động mạch vành: Khoảng 30% bệnh nhân động mạch vành bị rối loạn thở khi ngủ. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn ở bệnh nhân động mạch vành giúp làm giảm xảy ra các biến cố tim mạch mới (ví dụ tử vong, nhập viện, tái thông mạch), và làm tăng khoảng thời gian giữa các biến cố đó.

SDB và rung nhĩ: Ngưng thở tắc nghẽn ảnh hưởng đến khoảng 50% số bệnh nhân rung nhĩ. Bệnh nhân rung nhĩ được điều trị SDB hiệu quả sẽ có nguy cơ rung nhĩ tái phát thấp hơn bệnh nhân không được điều trị.

Bệnh lý tim mạch thường là những bệnh lý mãn tính, gây tàn phế và có nguy cơ tử vong cao, việc điều trị dựa trên việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Rối loạn thở khi ngủ thường kết hợp với các chứng bệnh tim mạch, từ tăng huyết áp đến suy tim. Do đó, bác sĩ ngày càng chú ý đến điều trị rối loạn thở khi ngủ.

Việc điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch cũng như giảm được biến chứng tim mạch. Việc tầm soát rối loạn thở khi ngủ ở bệnh nhân tim mạch cần được quan tâm và thực hiện rộng rãi.

Nguồn kinhtedothi

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh