Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sai lầm khi sử dụng test và thuốc điều trị COVID-19
Thứ ba: 11:11 ngày 01/03/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Số F0 liên tục tăng nên những ngày gần đây tại nhiều tỉnh, thành xuất hiện dấu hiệu khan hiếm test nhanh SARS-CoV-2. Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng test COVID-19 hoặc mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.

Test nhiều gây lãng phí

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, việc người dân lạm dụng test xét nghiệm là lãng phí. Đơn cử, nhiều trường hợp vừa tiếp xúc với F0 buổi sáng đến buổi chiều đã test COVID-19 thì không giải quyết được việc gì mà gây tốn kém.

Chuyên gia này khuyến cáo, ít nhất phải 2 ngày sau khi tiếp xúc gần với F0 test mới có thể cho kết quả dương tính. Nếu xét nghiệm lần đầu âm tính thì tối thiểu phải 2-3 ngày sau mới test lần 2.

“Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng COVID-19 thì thực hiện cách li y tế 5 ngày tại nhà, kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng. F1 này chỉ cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách li thứ 5. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K”, ông Khổng Minh Tuấn lưu ý.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, người dân không nên vì quá lo lắng rồi ngày nào cũng làm xét nghiệm vì virus cần có thời gian để nhân lên.

“Việc test xuất hiện vạch màu đậm hoặc nhạt cũng không nói lên được là lượng virus nhiều hay ít mà phải có ý kiến của các chuyên gia hoặc nhân viên y tế xác định”, TS Phu nói.

Ông Tuấn lưu ý, kết quả test nhanh còn phụ thuộc vào thời điểm lấy. Ví dụ, ở giai đoạn ủ bệnh hay khi vừa tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, người bệnh có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp, lúc này khả năng âm tính cao do virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Hoặc khi tự test, người nghi nhiễm thực hiện sai thao tác, kĩ thuật cũng ảnh hưởng kết quả.

“Lưu ý, nên test lại sau 7 ngày kể từ ngày phát hiện dương tính để kết quả chính xác nhất, TS Phu khuyên.

PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho hay trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lí nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm. Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên test nhanh khi cần thiết

“Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR. Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày” - PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh.

Dùng đúng thuốc, đúng thời điểm

Theo các chuyên gia, F0 điều trị tại nhà sử dụng những thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau.

Thuốc không cần kê đơn gồm thuốc giảm đau, hạ sốt chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ nếu còn triệu chứng.

Thuốc bù điện giải Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng.

Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ: Thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn; dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Sau khi dùng 1 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.

Đối với thuốc Molnupiravir, thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng Molnupiravir.

Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga.

Nguồn TPO

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục