Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khoẻ cộng đồng
Thứ năm: 23:05 ngày 24/02/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Vận động xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm...

Chăn nuôi gà an toàn sinh học. Ảnh minh hoạ

Mới đây, UBND tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HPNVN về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Đối tượng tham gia gồm các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thuỷ sản thực phẩm; các cấp hội và hội viên Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau: 100% cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông-lâm-thuỷ sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán.

100% huyện, thị xã, thành phố xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% sản phẩm chủ lực tại địa phương theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

100% cấp Hội cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tiên tiến vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Nội dung của chương trình gồm: tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thuỷ sản thực phẩm chất lượng, an toàn; về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông-lâm-thuỷ sản; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.

Tiếp tục vận động các cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông-lâm-thuỷ sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn với để bán.

Vận động xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho các sản phẩm chủ lực của địa phương theo quy định.

Bên cạnh đó, tập huấn, hướng dẫn kiến thức về an toàn thực phẩm, các kỹ năng kinh doanh, marketing tiêu thụ sản phẩm… cho hội viên kinh doanh sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản an toàn.

Hỗ trợ kết nối cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản quy mô hộ gia đình sản xuất làm chủ, an toàn, chất lượng theo quy định của các thị trường, chủ động kết nối phát triển thị trường trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản an toàn.

Mặt khác, hỗ trợ các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm. Kịp thời biểu dương, tôn vinh những điển hình tiên tiến, đấu tranh, lên án các hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.

Giang Hà

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục