Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sắp tới (từ ngày 1/7), hàng triệu công chức, viên chức mừng thầm vì tiền lương tăng 30% khi áp dụng chính sách mới
Thứ ba: 17:24 ngày 02/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng lương khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.

Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.

Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Theo phương án nêu trên, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

Từ 1/7, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%. Ảnh minh họa: TL

9 loại phụ cấp áp dụng theo chế độ tiền lương mới
Sau khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới sẽ được chính thức áp dụng. Cụ thể:

Phụ cấp kiêm nhiệm
Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Mức phụ cấp kiêm nhiệm = 10% x Mức lương hiện hưởng

Phụ cấp thâm niên vượt khung
Phụ cấp thâm niên vượt khung được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp có thời gian làm việc liên tục từ đủ 10 năm (120 tháng) trở lên trong ngạch hoặc chức danh được bổ nhiệm, kể từ ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào công tác hoặc bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh.

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung = Mức lương hiện hưởng + (Mức lương tối thiểu chung x 10%) x (Thâm niên vượt khung)

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Mức phụ cấp khu vực = Mức lương tối thiểu chung x (Hệ số phụ cấp khu vực)

Phụ cấp trách nhiệm công việc
Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp được giao thực hiện những nhiệm vụ hoặc công việc có yêu cầu cao về trách nhiệm, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chất lượng, hiệu quả công việc.

Mức phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức lương tối thiểu chung x (Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc)

Phụ cấp lưu động
Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp phải thường xuyên đi công tác xa gia đình theo yêu cầu công việc.

Mức phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu chung x (Hệ số phụ cấp lưu động)

Phụ cấp theo thâm niên nghề
Phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp làm nghề hoặc công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mức phụ cấp thâm niên nghề = Mức lương tối thiểu chung x (Thâm niên nghề)

Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn là khoản phụ cấp hình thành dựa trên sự hợp nhất ba khoản phụ cấp, trợ cấp đang tồn tại hiện nay: phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính
Khi cải cách tiền lương, lương cán bộ, công chức sẽ có nhiều thay đổi, trong đó bao gồm việc chế độ phụ cấp sẽ có quy định mới được phân loại theo đơn vị hành chính thay vì phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo đang được áp dụng.

Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang
Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong lực lượng vũ trang theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Mức phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang được xác định trên cơ sở tính chất đặc thù của nghề nghiệp, công việc hoặc điều kiện lao động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Ảnh minh họa: TL

Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức tăng lương hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.

Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh