Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Sẽ sống được bao lâu khi chạy thận?
Thứ sáu: 09:31 ngày 02/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Người bị suy thận mãn sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ chất thải và nước. Chạy thận nhân tạo chỉ có thể giúp bệnh nhân hồi phục chức năng thận một phần.

Chạy thận giúp những bệnh nhân mắc bệnh thận phục hồi chức năng, nhưng không hiệu quả như thận bình thường. Những bệnh nhân bị lọc máu cần phải cẩn thận ăn uống và cần uống thuốc.

Thận khỏe mạnh điều chỉnh lượng nước và khoáng chất trong cơ thể, loại bỏ chất thải. Thận cũng tiết ra một số sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nhưng quá trình lọc máu thì không thể làm được.

Chạy thận sẽ thay thế các hoạt động tự nhiên của thận, do đó nó còn được gọi là liệu pháp thay thế thận (RRT). Nhiều bệnh nhân lọc thận có thể sống được 20 năm hoặc hơn.

Chạy thận là gì?

Thận của người khỏe mạnh lọc khoảng 120 đến 150 lít máu mỗi ngày. Nếu thận không hoạt động đúng cách, chất thải tích tụ trong máu, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Chạy thận ngăn ngừa các chất thải trong máu đạt đến mức nguy hiểm. Nó cũng có thể loại bỏ độc tố hoặc thuốc từ máu trong trường hợp khẩn cấp.

Có nhiều loại lọc máu khác nhau. Trong đó 3 cách phổ biến: 

1. Thẩm tách máu ngắt quãng (IHD)

Trong thẩm tách máu, máu lưu thông bên ngoài cơ thể của bệnh nhân. Máu sẽ đi qua một máy có bộ lọc đặc biệt.

Máu đi ra khỏi bệnh nhân thông qua một ống mềm dẻo gọi là ống thông. Ống được đưa vào tĩnh mạch.


Thẩm tách máu ngắt quãng là phương pháp lọc thận phổ biến trên khắp thế giới.

Giống như thận, bộ lọc loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Máu được lọc sau đó sẽ trở lại bệnh nhân thông qua một ống thông khác. Hệ thống hoạt động như một quả thận nhân tạo.

Bệnh nhân đang thẩm tách máu cần phẫu thuật để phóng to một mạch máu, thường là ở cánh tay. Mở rộng tĩnh mạch để có thể dễ dàng chèn ống thông.

Thẩm phân máu thường được thực hiện 3 lần một tuần, 3-4 giờ/lần, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của thận và mức độ lưu thông của chất lỏng giữa các phương pháp điều trị.

2. Chạy thận phúc mạc (lọc máu qua màng bụng)

Lọc máu phúc mạc hoạt động thông qua khuếch tán. Trong thẩm phân phúc mạc, một chất lỏng vô trùng, giàu chất khoáng và glucose được vận chuyển qua ống vào khoang phúc mạc, khoang bụng bao quanh ruột.

Chạy thận phúc mạc sử dụng khả năng lọc tự nhiên của phúc mạc, lớp lót bên trong bụng, để lọc các chất thải ra khỏi máu.

Dung dịch này để lại trong khoang phúc mạc trong một thời gian, để nó có thể hấp thụ các chất thải. Sau đó, nó được thoát ra qua một ống và bỏ đi.


Phương pháp chạy thận phúc mạc.

Quy trình này thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và có thể được thực hiện qua đêm với một hệ thống tự động.

Tuy nhiên, chạy thận phúc mạc cho phép bệnh nhân được tự do và độc lập, bởi vì nó có thể được thực hiện ở nhà thay vì đi đến cơ sở y tế vài lần mỗi tuần. Nó cũng có thể được thực hiện trong khi đi du lịch với tối thiểu là thiết bị chuyên dụng.

Phương pháp này phù hợp với người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Có 2 loại chính của chạy thận phúc mạc:

- Thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD) không đòi hỏi máy móc và có thể được thực hiện bởi bệnh nhân hoặc người chăm sóc.

Phương pháp này sẽ để lại dung dịch trong bụng cho đến 8 giờ, sau đó được rút dịch và thay bằng dung dịch mới. Bệnh nhân cần thực hiện đều đặn 4-5 lần/ngày.

- Liên tục thẩm phân phúc mạc (CCPD) sử dụng một máy để trao đổi chất lỏng. Thường được thực hiện mỗi tối, trong khi bệnh nhân ngủ. Mỗi buổi kéo dài từ 10 đến 12 giờ.

3. Liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT)

Đây là phương pháp lọc bỏ chất độc và dịch một cách từ từ và liên tục bằng cách loại bỏ dịch và chất độc từ từ trong 24h, nên liệu pháp thay thế thận liên tục đóng vai trò như quả thận sinh lý.

Phương pháp này dung nạp tốt hơn chạy thận không liên tục do việc loại bỏ chất lỏng chậm hơn, giúp bệnh nhân ít biến chứng hơn.

Chạy thận nhân tạo

Đôi khi chạy thận được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Trong một số trường hợp, thận sẽ hồi phục và không cần điều trị thêm nữa.

Biện pháp này áp dụng cho những người có thể có lợi từ việc thẩm tách tạm thời bao gồm: Có tình trạng thận bất thường hoặc cấp tính; Đã tiêu thụ chất độc hại hoặc dùng thuốc quá liều; Đã từng bị thương tổn thương thận; Có bệnh tim mãn tính

Chạy thận có thay thế cho thận?

Chạy thận giúp những bệnh nhân mắc bệnh thận phục hồi chức năng, nhưng nó không hiệu quả như thận bình thường.

Phụ nữ phải chạy thận thường gặp khó khăn khi mang thai. Sẽ có một mức chất thải cao hơn trong cơ thể so với thận bình thường. Điều này cản trở khả năng sinh sản.

Phụ nữ mang thai khi chạy thận có thể sẽ cần chạy thận nhiều hơn trong thời kỳ mang thai. Nếu một phụ nữ đã ghép thận thành công, khả năng sinh sản sẽ trở lại bình thường.

Việc chạy thận có một số ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của nam giới, nhưng ít hơn so với phụ nữ.

Tác dụng phụ của chạy thận

Những người chạy thận có thể bị chuột rút cơ bắp, da ngứa, huyết áp thấp, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân chạy thận cũng gặp các vấn đề về giấc ngủ, đôi khi do ngứa, hoặc ngắt thở nhẹ, quá tải chất lỏng (bệnh nhân phải tiêu thụ một lượng chất lỏng cố định mỗi ngày).

Nguồn vietnamnet​(Medicalnewstoday)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục