Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Siêu thị điện máy giảm giá ảo ngày Black Friday
Thứ sáu: 16:35 ngày 29/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trên website một siêu thị điện máy, một mẫu TV OLED giảm giá hơn 40%, còn 35 triệu đồng, nhưng mua ở nơi khác chỉ hơn 20 triệu đồng.

Nguyễn Minh Tiến, nhân viên văn phòng tại TP HCM, nhấp vào một mẫu quảng cáo giảm giá 50% thiết bị điện tử của một hệ thống điện máy lớn ngày Black Friday. Anh lập tức bị thu hút bởi chiếc TV OLED đang được giảm giá còn nửa giá gốc. Tiến lên Google, tìm thông tin về sản phẩm và bắt đầu hoang mang trong "mê trận" giá. Giá niêm yết của nhà sản xuất là gần 60 triệu đồng, nhưng mỗi siêu thị điện máy lại giảm giá một cách khác nhau. 

Mẫu TV Oled được giảm giá còn 35 triệu đồng và giảm thêm 15% nếu thanh toán trong ngày Black Friday. Ảnh: Chụp màn hình.

Sau khi tìm hiểu và so sánh, Tiến rút ra một "công thức" về cách các cửa hàng treo giá khuyến mãi. Ví dụ, chiếc TV sẽ được giảm giá khoảng 35% nếu cửa hàng bán với giá 45 triệu đồng. Một cửa hàng khác có thể giảm đến 50% nhưng giá niêm yết của sản phẩm lại là 60 triệu đồng. "Có nghĩa, họ sẽ đẩy giá gốc của sản phẩm lên cao, sau đó giảm giá thật mạnh", Tiến nói.

Sau khi so sánh "giá Black Friday" của ba siêu thị điện máy lớn, Tiến ước chừng giá của mẫu TV mình đang tìm khoảng 35 - 40 triệu đồng. Anh quyết định ra vài cửa hàng nhỏ hơn để kiểm tra lại lần nữa. Một cửa hàng nhỏ lại đang chào bán đúng model anh tìm nhưng giá hơn 20 triệu đồng, bảo hành chính hãng, nguyên tem chưa bóc thùng - rẻ hơn ở siêu thị hơn 10 triệu đồng. "Nếu không so sánh kỹ giá và chạy đi nhiều nơi kiểm tra, có lẽ mình đã 'lỗ' cả chục triệu đồng bởi 'tham' giảm giá", anh nói.

Tương tự, mẫu máy giặt lồng đứng 3,5 kg được giảm giá đến 59% trên website một hệ thống siêu thị lớn, xuống còn 6,1 triệu đồng. Tuy nhiên, từ vài tháng trước, khách hàng đã có thể dễ dàng tìm mua model này với giá 6 triệu đồng tại các cửa hàng bán lẻ mà không cần phải chờ đến ngày Black Friday. Giá gốc 14,9 triệu đồng mà hệ thống niêm yết là giá đề nghị của nhà sản xuất khi sản phẩm mới ra mắt, cách đây nửa năm. Khi ra thị trường, qua vài lần điều chỉnh giá, model này đã rẻ hơn phân nửa. Như vậy, mặc dù đã giảm 59%, giá mẫu máy giặt này vẫn được bán bằng ngày thường.

Nhiều mặt hàng công nghệ khác, như tủ lạnh, điều hoà và thậm chí điện thoại, cũng được treo giá "ảo" tương tự mẫu TV và máy giặt nói trên.

Theo Ngọc Can, một người buôn đồ điện tử lâu năm trên đường Nhật Tảo, nếu mua sắm trong những đợt giảm giá, người mua nên tỉnh táo kiểm tra hai tiêu chí. Đầu tiên, đây là hàng mới hay hàng tồn kho, trưng bày. Tiếp theo, tìm hiểu và so sánh giá thực tế trên thị trường của sản phẩm với giá đã giảm của siêu thị điện máy. "Nhiều nơi họ lấy giá gốc ban đầu tăng lên rồi lại giảm mạnh theo phần trăm để thu hút người tiêu dùng", anh Can nói.

Không chỉ ở Việt Nam, nạn treo "giá ảo" trong ngày Black Friday còn diễn ra ở cả các nước phương Tây. Tờ The Wall Street Journal dẫn chứng, khoảng 1/5 số hàng giảm giá mà báo này theo dõi sẽ tăng giá 8% trước Black Friday. Thậm chí, đồ chơi và dụng cụ sẽ đội giá lên 23%. Vậy nghĩa là, không phải các mặt này được giảm giá khủng mà do mức giá ban đầu của chúng đã được đẩy

Nguồn VNE

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục